36 Thủ Ấn Bao Gồm Những Gì? Vì Sao Nên Áp Dụng Thủ Ấn?

Đăng bởi Đại Trần vào lúc 06/08/2024

36 thủ ấn đang được đông đảo Phật tử chia sẻ trong tu tập Phật giáo và rèn luyện Yoga. Tuy nhiên,  một số người vẫn chưa hiểu rõ về ý nghĩa và tác dụng của thủ ấn. Dưới đây sẽ là những chia sẻ chuyên sâu và chi tiết của về thủ ấn cho mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm về thủ ấn và ý nghĩa phong thủy

Trước khi tìm hiểu 36 thủ ấn cụ thể thì những ai lần đầu nghe về khái niệm thủ ấn đều sẽ nghĩ đó là những hoạt động cao siêu, có ý nghĩa lớn trong Phật pháp. Thực ra, khái niệm này dùng để chỉ hành động chạm nhẹ của các đầu ngón tay với nhau. Chi tiết là thủ ấn trong tiếng Phạn là Mudra, nghĩa tiếng Việt là “cử chỉ" hay “thái độ". Từ đó các cử chỉ này được thực hiện bằng các ngón tay hay các vị trí trên cơ thể. 

Thủ ấn là các cử chỉ của đôi tay có trong đạo Phật

Ý nghĩa về Phật pháp của những động tác thủ ấn này là 5 ngón tay đại diện cho 5 thành tố tạo nên thế giới và con người là gió, nước, đất, không khí, lửa. Khi có các cử chỉ theo quy ước riêng thì cơ thể người sẽ được hồi sinh các dòng năng lượng trong các bộ phận của cơ thể. Nhờ đó, sức khỏe và tinh thần con người được nâng cao. 

Ngoài ra, các đầu ngón tay tập trung nhiều dây thần kinh là các điểm xả năng lượng tự do. Các đầu ngón tay chạm vào theo từng cách khác nhau sẽ cân bằng năng lượng Prana, điều chỉnh các năng lượng từ dây thần kinh kích thích.  

Phật giáo đại thừa như Mật tông thường thực hiện các ấn thủ Mudra này kèm với đọc thần chú Mantra. Không chỉ sở hữu ý nghĩa riêng, mỗi ấn được tạo ra để cấp tâm thức nội tại, xác định một vị trí thân thể ở mức nhất định, gây dựng mối liên hệ của các hành giả với Đạo sư hoặc vị Phật trong thành tựu pháp.

Lý do chính cho việc thực hiện thủ ấn trong tâm linh

Có hai lý do chính để mọi người quan tâm đến thủ ấn

Không phải ngẫu nhiên mà thủ ấn đang được ngày càng đón nhận và ứng dụng phổ biến như hiện nay. Trong đó, 2 lý do chính được mọi người lý giải cho việc tìm hiểu và thực hiện 36 thủ ấn.

  • Vấn đề tâm linh: Trong đạo Phật (đặc biệt là phái Mật tông), thủ ấn là hành động cực kỳ quan trọng để tập trung tinh thần, tạo ra các dấu ấn nhiều năng lượng.  Các vị tu hành càng có cấp bậc cao thì có khả năng thực hiện các thủ ấn có độ khó cao, ý nghĩa tâm linh lớn hơn.
  • Vấn đề sức khỏe: Hiện nay, các cử chỉ tay kết hợp với tập thở trở thành các bài tập yoga tốt cho sức khoẻ. Điều này đã được Kalpesh Patel - Thạc sĩ Yoga, giảng viên tại Shivom Yoga Academy, là thành viên Hiệp hội châm cứu Ấn Độ nghiên cứu và đưa ra các lợi ích của thủ ấn với sức khỏe con người. 

36 thủ ấn trong phật giáo được thực hành phổ biến

Nghi thức Mudra trong Phật giáo có tới 108 thủ ấn khác nhau, được chia thành nhiều loại dựa vào từng giáo phái khác nhau. Tuy nhiên, 36 cử chỉ thủ ấn là được biết đến phổ biến và áp dụng rộng rãi nhất.

5 ngón tay mang ý nghĩa gì trong thủ ấn?

5 ngón tay tương ứng 5 yếu tố hình thành vũ trụ, con người

Muốn thực hiện 36 thủ ấn đúng cách và chuẩn nhất thì đầu tiên mọi người cần hiểu rõ ý nghĩa biểu tượng của 5 ngón tay khi thực hiện các cử chỉ. 5 ngón tay này sẽ trực tiếp thực hiện các cái chạm quan trọng.

  • Ngón cái - Agni là yếu tố lửa.
  • Ngón trỏ - Vayu là yếu tổ không khí.
  • Ngón giữa - Aakasha là yếu tố không gian.
  • Ngón áp út - Prithvi là yếu tố đất.
  • Ngón út - Jala là yếu tố nước.

Chi tiết về 36 cách thủ ấn

Đạo Phật có quy định rất nhiều thủ ấn khác nhau. Để dễ dàng áp dụng mỗi ngày từ các vị tu hành, người tập yoga thường chọn 36 thủ ấn để tập luyện hàng ngày.

36 Mudra là 36 cử chỉ tay khác nhau 

36 Mudra có tên gọi riêng như sau: Abhaya Mudra, Buddhi Mudra, Dharmachakra Mudra, Garuda Mudra, Kalesvara Mudra, Kundalini Mudra, Matangi Mudra, Padma Mudra, Pushan Mudra, Shakti Mudra, Ushas Mudra, Vajpradama Mudra, Apana Vayu Mudra, Phupphusamocana/ Brochial Mudra, Dhyani Mudra, Hakini Mudra, Ksepana Mudra,  Lingga Mudra,  Mukula Mudra, Pran Mudra, Pushan Mudra, Shankh Mudra, Uttarabodhi Mudra, Varuna Mudra, Atr Manjali/ Prana Mudra, Chin Mudra, Ganesha Mudra, Jnana Mudra, Kubera Mudra, Mahasirs Mudra, Naga Mudra, Prithvi Mudra, Rudra Mudra, Shiva Linga Mudra, Vajra Mudra, Vayu Mudra.

Lưu ý khi thực hiện thủ ấn 

Để đảm bảo ý nghĩa tâm linh và tác dụng tốt nhất với sức khỏe của người thực hiện 36 thủ ấn, mọi người cần chú ý các điểm sau khi làm các động tác Mudra.

Thời điểm thực hiện thủ ấn: từ xa xưa, giới Phật tử đã truyền tai nhau nhiều Mudra khác nhau khi ngồi thiền định, lúc ngồi yên hay lúc rảnh rỗi. Mỗi Mudra được thực hiện 15 phút mỗi lần với cử chỉ chạm đầu ngón tay thật nhẹ. Mọi người nhớ chạm phần thịt ở đầu của ngón tay, không phải chỉ chạm phần đầu móng. 

Đeo trang sức hoặc vật phẩm phong thuỷ: để thu hút thêm năng lượng từ vũ trụ, thiên nhiên, mọi người thường sẽ đeo các món trang sức, vật phẩm phong thuỷ từ đá quý hoặc kim loại ký như mặt dây chuyền, vòng tay, nhẫn, ngọc bội… Trong quá trình ngồi thiền làm thủ ấn thì các vật phẩm phong thuỷ này hỗ trợ rất tốt cho tinh thần ổn định, tăng cường các năng lượng tốt từ xung quanh cho cơ thể.

Lời kết

36 thủ ấn tương ứng 36 cử chỉ chạm đầu ngón tay tưởng chừng đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa tâm linh và lợi ích cho sức khỏe. Mọi người mong muốn áp dụng các thủ ấn này hàng ngày có thể tìm hiểu từng tư thế để thực hiện dễ dàng hơn.  cạnh đó, mọi người đừng quên ghé HADOSA để chọn cho mình những trang sức, vật phẩm phong thuỷ cao cấp đeo bên mình nhằm thu hút các năng lượng tích cực và may mắn đến với mình nhé!