Đăng bởi Đại Trần vào lúc 07/08/2024
Cây ngân hậu là một loài cây cảnh phổ biến tại nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. Giống cây này không chỉ có công dụng làm cảnh mà còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy và tác dụng hữu ích trong đời sống. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá những đặc điểm thú vị và cách chăm sóc loài cây này tại nhà.
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và những đặc điểm nổi bật của loài cây này trong tự nhiên:
Giới thiệu đôi nét về cây ngân hậu
Cây ngân hậu (tên gọi khác là Minh Ty Rằn) là loại cây thuộc họ Ráy, có nguồn gốc đến đảo Molucca và Philippin, tên khoa học là Aglaonema Marantifolium, được phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó tại Việt Nam.
Ngân hậu là loài cây đại diện cho sự cao sang, quyền quý giống như cái tên hoàng gia của nó. Người ta thường quan niệm rằng nếu đặt ngân hậu trong nhà sẽ giúp xua đi những điều xui xẻo, đem lại sự giàu có và yên ấm cho gia đình.
Theo các chuyên gia khoa học, ngân hậu không có độc và thậm chí loại cây này còn có thể hút đi khí độc có trong không khí. Khi nồng độ các chất ô nhiễm càng cao thì khả năng làm sạch không khí của cây càng lớn.
Loại cây này thường mọc thành từng bụi, có thân cao trung bình từ 20 - 40cm và cây cao tới 70 - 80cm.
Tán của ngân hậu xòe rộng từng lớp, chúng được tạo thành từ những lá cây to thuôn dài hai đầu và có màu xanh đậm với nhiều đốm trắng dọc. Mặt dưới của lá cây có phần gân hình xương cá nổi rõ, trông rất bắt mắt.
Hoa ngân hậu mọc ra từ phần đỉnh của cây, được bao bọc bởi chiếc mo nhỏ có màu trắng. Từ hoa sẽ phát triển thành các quả nhỏ. Đây là loại quả mọn có hình trái xoan, dài khoảng 1 - 2cm. Mỗi quả ngân hậu có một hạt xếp sát nhau thành từng chùm và có chung cuống mập rất đẹp.
Cây ngân hậu có nhiều ý nghĩa phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, ngân hậu có thể đem đến may mắn, tài lộc và thành công cho người sử hữu. Do đó, ngân hậu là một loại cây mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người.
Theo quan niệm ngũ hành, cây cảnh nên được đặt theo hướng Đông Nam và Nam, nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào. Ngân hậu là loài cây chứa nhiều sắc tố nên nó cần được đặt ở những nơi có ánh sáng quang hợp để giúp lá cây phát triển xanh tươi. Lá càng xanh tươi và đầy sức sống thì cây sẽ càng thu hút, tỏa ra nhiều vượng khí. Vị trí tốt nhất để đặt cây là ở ban công, phòng làm việc, phòng học,…
Vì có màu chủ đạo là xanh lá nên cây ngân hậu hợp với người thuộc mệnh Kim, Thổ và Mộc. Những người mệnh này nếu trồng cây sẽ gặp được nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp, công danh.
Tương ứng với mỗi mệnh Kim, Thổ và Mộc, ta tìm được những tuổi hợp với cây như sau:
Công dụng của ngân hậu trong đời sống
Cây ngân hậu không chỉ là loài cây cảnh để bàn trang trí, mà còn có nhiều công dụng khác nhau, bao gồm:
Để trồng và chăm sóc cây ngân hậu tại nhà phát triển tốt, bạn có thể tham khảo cách dưới đây:
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ngân hậu
Bạn có thể trồng loại cây này bằng phương pháp thủy sinh hoặc trồng trực tiếp xuống đất:
Trồng theo phương pháp thủy sinh:
Trồng cây trực tiếp xuống đất:
Cách chăm sóc ngân hậu tại nhà chi tiết
Cây ngân hậu không mất quá nhiều thời gian để chăm sóc, bạn chỉ cần đảm bảo độ ẩm cho cây có thể sinh trưởng. Vì vậy, bạn nên tưới nước cho chúng mỗi ngày, nên tránh biến chậu cây thành bể bơi. Hàng tuần, bạn cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 30 phút, nếu như trồng thủy canh thì nên thay nước khoảng 1 lần/tuần.
Trong thời gian đầu, bạn hãy cẩn thận nếu không sẽ khiến làm rễ cây bị tổn thương. Thời điểm này rất thích hợp để thực hiện cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ. Bạn cũng có thể kết hợp hòa đạm vào nước để tưới cây, mỗi tuần 1 lần, sau mỗi tháng, bạn nâng cao liều lượng lên.
Khi trồng ngân hậu, cây sẽ dễ bị thối lá hoặc héo khô nếu không có đủ nước. Khi thấy cây xuất hiện thối lá hoặc ở cuống lá bắt có dấu hiệu sâu bọ thì buộc bạn phải kéo cắt những phần lá bị thối, cắt lá đến sát phần cuống nếu thấy bị thối ở cuống lá. Bạn sử dụng vòi nước để rửa sạch, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình thường xuyên (đối với phương pháp trồng thủy canh). Ngân hậu cũng là loài cây rất dễ bị bệnh nấm. Đối với các cây mắc bệnh phấn trắng thì bạn có thể sử dụng khăn và cồn lau sạch.
Thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây ngân hậu tại nhà. Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn tham khảo các sản phẩm trang sức, vật phẩm phong thủy để giúp thu hút tài lộc, may mắn cho gia đình mình thì hãy ghé ngay trang web của Hadosa nhé.