Đăng bởi Đại Trần vào lúc 30/07/2024
Cây si là loài cây nằm trong bộ cây tứ trụ Đa - Sung - Sanh - Si, mang đến ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc. Đây là một trong số ít những giống cây có tuổi thọ cao nhất được trồng nhiều tại Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hadosa tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng loài cây này nhé.
Cây si là một loại cây thuộc thân gỗ lâu năm, chúng có thể sống tới hàng trăm năm tuổi và có chiều cao trung bình từ 20 - 25m. Loài cây này có lớp vỏ thân nhẵn, màu trắng xám với bộ rễ phụ rất đặc biệt, chúng mọc ra từ thân và những cành cây khác từ trên cao, rồi mọc dài đâm thẳng xuống đất. Các rễ cây của nó sẽ phát triển lớn lên, tạo thành hình những trụ cột xung quanh thân chính của, tạo nên hình ảnh một cây thân gỗ to lớn vô cùng vững chãi.
Si là một trong những giống cây cổ thụ có tuổi thọ lớn
Si là loài cây có lá màu xanh bóng khá lớn, hình bầu dục, chiều dài khoảng 10 - 15cm, rộng từ 5 - 6 cm và mọc so le nhau. Cuống lá có độ dài từ 1.5 - 3.5 cm còn quả si có hình dáng giống như quả sung, nó thường mọc ở đầu cành, khi non có màu xanh còn khi chín thì chuyển thành màu hồng và khi già thì chuyển sang màu tím đen.
Giống cây si được tìm thấy lần đầu tại các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc, Sri Lanka, là loài cây mọc hoang theo các bờ sông, kênh rạch. Ở Việt Nam, cây thường được tìm thấy trên rừng và gần biển đảo. Hiện nay, cây này được trồng khá nhiều tại những khu vực dân cư để làm bóng mát. Đây là giống cây ưa khí hậu nóng, ẩm, đủ ánh sáng và dễ sống.
Cây si không có nhiều loại, những cây bản địa được tìm thấy ở trên rừng, biển đảo hay tại các khu dân cư nhìn chung là cùng một loại. Bên cạnh đó còn có một loại si Nhật cảnh, có kích thước khá nhỏ và chúng thường được sử dụng để trang trí tại bàn hoặc nội thất.
Cây si phát triển tốt có thân cây cao, tán rộng với đường kính lớn tạo bóng râm có thể lên tới 5 - 10 mét. Khi có ánh sáng mặt trời, lá si sẽ quang hợp hút CO2, nhả O2 làm cho người đứng dưới tán cây dễ thở, giúp không khí trong thêm phần sạch hơn. Chất diệp lục trong lá si có tác dụng hút những tia điện tử từ những thiết bị điện tử, bảo vệ tốt cho mắt và não bộ của con người.
Loài cây có nhiều công dụng trong đời sống
Do có sức sống mãnh liệt, phát triển tốt ở hầu hết các loại đất, không cần sự chăm sóc của con người như tại các công trình công cộng: công viên, đền thờ, đường phố, chùa chiền, dọc các triền sông, đường phố… loài cây này có tác dụng tạo nên cảnh quan môi trường xanh mát, chống sa mạc hóa ở các vùng cằn cỗi.
Nhờ đặc điểm thân và cành cây si có độ mềm dẻo rất cao, tuổi thọ lại dài và thân thường có bướu hay cục gù nhìn rất đẹp nên đã có nhiều nghệ nhân uốn cây này làm cây cảnh mà không sợ cây chết hay gãy. Si còn có thể trồng đứng một mình trong chậu, để bên cạnh hồ nước hay hòn non bộ,..... nó cũng vẫn sống rất mạnh mẽ và rất ít bị chết khô.
Theo Đông y, người ta thường lấy nhựa cây và cắt rễ phụ của chúng về chế biến để trị các bệnh sau:
Ý nghĩa đặc biệt của si trong phong thủy
Cây si là giống cây nằm trong bộ Tứ Linh (Đa - Sung - Sanh - Si), nó được coi là loài cây tượng trưng cho sự cát tường, may mắn và phúc lộc. Trồng si tại nhà hay văn phòng được xem là sẽ đem lại nhiều sự thịnh vượng cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây này còn được biết đến là loài cây có thể trấn yểm cho các vùng đất xấu, nhiều sát khí.
Tuy nhiên, si vẫn là một loài cây mang tính âm, những cây cổ thụ lâu năm với nhiều nhánh rễ cây có thể là nơi trú ẩn của vong linh, ma quỷ. Do đó, gia chủ cũng cần lưu ý tránh trồng si trước cửa nhà.
Cây si hợp người mệnh Hỏa và mệnh Mộc
Với sự sống mãnh liệt và tuổi thọ lâu năm, cây này được xếp vào loài cây phù hợp với người mệnh Mộc ở tất cả độ tuổi. Những người mệnh Mộc, khi nuôi trồng si sẽ đem lại nhiều phúc lộc, may mắn cho bản thân và gia đình.
Trong quan niệm Ngũ hành, Mộc sinh Hỏa, do đó si cũng hợp với những ai mệnh Hỏa ở các độ tuổi, nó cũng mang lại nhiều lộc tài, thịnh vượng đến với người mệnh Hỏa như mệnh Mộc
Dưới đây sẽ là một số lưu ý cho những người mệnh Mộc và mệnh Hỏa khi trồng cây si cảnh:
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây si cảnh chi tiết
Cây si là một trong những loài cây rất dễ sống, chúng có thể trồng bằng cách chiết cành, giâm cành hoặc trồng cây con đều được.
Ánh sáng: Cây si là một loại cây ưa ánh sáng, do đó bạn hãy luôn chắc chắn vị trí đặt cây có nhiều ánh sáng nhất để cây quang hợp tốt.
Phân bón: Cây si này rất dễ sống và không cần phải chăm sóc quá kỹ. Nếu đất trồng cây đã là đất thịt thì bạn không cần thiết phải bổ sung dinh dưỡng. Nếu đất trồng khá cằn cỗi, thì bạn hãy bón phân cho cây khoảng 1 tháng/lần trong khoảng 2-3 tháng đầu tiên.
Cắt tỉa: Bạn nên chú ý cắt bỏ các nhánh cây không cần thiết hoặc bấm ngọn từ sớm, tiến hành uốn cây từ sớm để có dáng cây như mong đợi.
Thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách chăm sóc cây si tại nhà giúp gia chủ thu hút vận may, vượng khí. Bên cạnh đó, đừng quên ghé thăm trang website của hàng của HADOSA để lựa chọn cho mình các vật phẩm phong thủy khác cho ngôi nhà của bạn nhé.