Giỗ Đầu Và Những Thông Tin Quan Trọng Trong Văn Hóa Việt

Đăng bởi Đại Trần vào lúc 05/08/2024

Giỗ đầu và cách tính ngày chính xác luôn là vấn đề được quan tâm nhiều khi nhắc đến văn hóa Việt Nam. Đây cũng là một trong những nghi thức quan trọng từ nhiều đời nay của dân tộc. Sau đây, HADOSA sẽ mang đến cho bạn các thông tin hữu ích nhất về nghi thức này.

Giỗ đầu là gì?

Tìm hiểu về ngày giỗ lần đầu dành cho người đã khuất

Giỗ đầu trong tiếng Hán còn được gọi với cái tên khác là Tiểu Đường. Đây chính là ngày giỗ thứ nhất tính từ khi người mất được một năm. Trong ngày này, người thân vẫn sẽ tổ chức các nghi thức trang nghiêm giống với ngày tang một năm trước.

Vào buổi giỗ đám đầu, con cháu hay người thân đều phải mặc tang phục và khóc khi tế lễ hoặc khấn gia tiên. Điều này giúp thể hiện sự kính trọng với người đã mất.

Cách tính ngày giỗ đầu chính xác nhất

Để có thể tính được ngày giỗ đầu chính xác nhất, bạn có thể tham khảo ngay cách tính được chia sẻ phía dưới đây:

Giỗ đầu vào những năm bình thường

Trong buổi lễ này, con cháy sẽ thể hiện lòng thành kính bằng việc mặc áo trắng. Thời gian tính ngày tổ chức lễ cúng là tròn một năm kể từ khi người thân ra đi. Ví dụ, nếu người mất vào ngày 8/1/2024 âm lịch thì ngày giỗ sẽ được tổ chức vào ngày 8/1/2025 âm lịch năm sau.

Giỗ đám đầu vào năm nhuận

Trường hợp người thân mất vào đúng năm nhuận hay hiểu đơn giản là năm có 13 tháng, cách tính sẽ có sự khác biệt. Ví dụ, người thân ra đi vào ngày 22/4/2020 âm lịch và trong năm 2020 có 2 tháng 6 thì ngày tổ chức cúng lễ sẽ là 22/3/2020 âm lịch. Tóm lại, ngày cúng sẽ bị lùi về 1 tháng trước để đảm bảo 1 năm có đúng 12 tháng.

Những điều quan trọng cần chuẩn bị trước ngày cúng giỗ đầu

Những điều quan trọng cần chuẩn bị khi làm đám giỗ

Lễ cúng giỗ đầu sẽ được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nếu bạn ghi nhớ một số điều quan trọng dưới đây:

  • Bàn thờ: Các vật phẩm cúng giỗ sẽ được bày lên bàn thờ. Bạn có thể sử dụng loại bàn thờ làm bằng gỗ, nhựa giả mây, giả đá,...
  • Thực phẩm: Cơm, mứt, hoa quả, rượu, nước,... tùy thuộc vào phong tục của mỗi nơi.
  • Vật dụng phụ trợ: Bao gồm đèn, nến, nhanh, giấy và bút để viết sớ, giấy tờ cúng giỗ.
  • Trang phục cúng giỗ: Trang phục này sẽ có sự khác nhau tùy theo quy ước của mỗi vùng miền.
  • Bố trí vị trí nơi cúng giỗ: Nơi cúng giỗ phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ. Đặc biệt, ghế ngồi và bàn được trang bị đầy đủ để người tham dự ngồi và dự lễ.

Đồ cúng bắt buộc phải có những gì?

Các đồ cúng mà gia chủ phải chuẩn bị cho lễ giỗ đầu bao gồm:

  • Mâm lễ mặn: Với miền Bắc sẽ có một số món ăn dân dã như xôi, giò, gà, thịt lợn. Với miền Trung có sự cầu kỳ hơn là thịt gà, thịt vịt, cá, nem tôm, canh bún. Với miền Nam, gia đình sẽ nấu theo thực đơn có đầy đủ có món hầm, luộc, xào và kho. Các món ăn cần được bày trí đẹp mắt, sạch sẽ để thể hiện sự tôn nghiêm trong buổi lễ.
  • Hoa, quả, phẩm oản, hương: Đây là các vật dụng quan trọng không thể bỏ qua trong buổi lễ. Chúng cần phải được chuẩn bị trước khi ngày dỗ để bày trí lên bàn thờ.
  • Tiền vàng, đồ mã làm từ giấy: Chúng còn được người Việt gọi với cái tên là mã biếu. Những vật dụng này được gửi từ cõi Dương xuống cõi Âm để cúng. Khi cúng xong, chúng được mang đi biểu ác thần để hạn chế sự quấy nhiễu.

Khi đã hoàn tất nghi thức cúng giỗ, gia chủ sẽ bày cỗ để mời họ hàng, người thân ăn giỗ. Khách mời tham dự nên lựa chọn trang phục trang nghiêm và tôn trọng không khí buổi giỗ. Khi giỗ đầu kết thúc, mọi người sẽ sửa sang để chuẩn bị đón chào ngày tiếp theo.

Mâm cúng lễ mặn phải có đầy đủ các món

Top 5 điều không được làm trong lễ giỗ đầu

Mọi người nên kiêng kỵ một số điều dưới đây trong ngày làm lễ cúng:

  • Tuyệt đối không được phép nếm thử món ăn sử dụng để cúng trên bàn thờ. Điều này được xem như là thiếu tôn trọng và có thể gây tội.
  • Trong mâm cúng giỗ, không được bày các món gỏi hay thực phẩm sống có mùi tanh. Theo quan niệm, chúng có thể làm cho tâm linh bị đảo lộn.
  • Hoa ly là loài hoa không được sử dụng khi thắp hương những người đã mất. Bởi đây là biểu tượng cho sự chia lìa, mất mát và đau thương.
  • Bát đĩa dùng trong mâm cúng dỗ không được sử dụng lại của ngày thường. Chúng phải được đặt riêng.
  • Việc sử dụng đồ đóng hộp hay những món ăn sẵn mua từ bên ngoài đặt vào trong mâm cúng được xem là thiếu thành ý với người đã mất.

Những điều không nên làm khi thực hiện buổi giỗ đám đầu

Sử dụng đồ phong thủy của HADOSA trong nhà

Mặc dù không có quá nhiều trường hợp nhưng cũng có một vài người không hợp bản mệnh với người đã khuất. Điều này dẫn tới việc người thân gặp không ít ảnh hưởng khi tham gia lễ cúng đầu của người mất, như là: sức khỏe giảm sút, năng lượng tiêu cực bủa vây, công danh sự nghiệp bị ảnh hưởng. Do đó, nhiều người đã tìm tới HADOSA để mua các món đồ phong thủy làm từ đá quý nhằm loại bỏ các năng lượng xấu khi tham dự đám giỗ.

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể mua các món đồ nội thất phong thủy - tâm linh để đặt trong nhà nếu như gia đình có người mất. Điều này sẽ giúp không gian nhà cửa luôn được bảo vệ bởi năng lượng tích cực, cân bằng âm - dương.

HADOSA cam kết mọi vật phẩm bán trên website đều chất lượng và có giá thành ưu đãi nhất thị trường Việt Nam. Hơn nữa, các món đồ luôn luôn đa dạng và phong phú, đảm bảo mọi khách hàng đều có thể lựa chọn mua hàng phù hợp với bản mệnh của bản thân.

Kết luận

Giỗ đầu là nghi thức thiêng liêng của mọi gia chủ. Ngày lễ này phải đảm bảo sự thành kính và trang nghiêm. Bài viết phía trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến nghi thức này. Hy vọng rằng, chúng sẽ đem đến nhiều kiến thức hay để áp dụng cho ngày giỗ này.