Văn Khấn Cúng Đầy Tháng Ý Nghĩa Cho Bé Trai Và Bé Gái

Đăng bởi Đại Trần vào lúc 06/08/2024

Lễ đầy tháng hay chẵn tháng là một nghi thức truyền thống quan trọng gắn liền trong văn hoá người Việt. Để mong cho con mọi điều tốt lành, có cuộc sống an yên tự tại, bố mẹ cần chuẩn bị sính lễ chu đáo, thể hiện sự thành tâm thành ý tới trời đất. Trong bài viết này, hãy cùng HADOSA tham khảo văn khấn cúng đầy tháng và cách chuẩn bị nghi thức sao cho chuẩn và ý nghĩa nhất nhé. 

Văn khấn cúng đầy tháng cho bé mang ý nghĩa gì?

Theo truyền thống của người Việt, khi một đứa trẻ chào đời và trải qua tháng đầu tiên, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng. Hành động này không chỉ đơn giản là một nghi thức mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc.

Từ thời xưa, do điều kiện sống và y tế lạc hậu, tỷ lệ trẻ mất trong 4 tháng đầu đời rất cao. Cha mẹ thường không gọi tên con trong tháng đầu, cho đến khi trẻ qua giai đoạn này. Vì vậy, vượt qua tháng đầu tiên không chỉ là một sự sống sót mà còn được coi là thử thách đã vượt qua trong đời. 

Lễ cúng đầy tháng là hình thức để biểu dương sự sống, đồng thời cũng là bày tỏ lòng biết ơn đối với sự ban phước của đất trời. Ngoài ra, đây là thời khắc quan trọng mà cha mẹ cầu nguyện, mong con cái phát triển khỏe mạnh, thông minh, bình an và nhận nhiều phúc phước.

Văn khấn cúng đầy tháng cho bé cầu chúc mọi điều tốt lành

Cách tính ngày chẵn tháng cho bé

Theo truyền thống, thời điểm đầy tháng của trẻ được xác định theo lịch âm với quy tắc đặc biệt: "Gái lùi hai, trai lùi một". Điều này có nghĩa là đầy tháng của bé gái sẽ đến sớm hơn 2 ngày so với ngày sinh theo lịch âm, trong khi đầy tháng của bé trai sẽ đến sớm hơn 1 ngày so với ngày sinh theo lịch âm.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã sử dụng ngày sinh theo lịch dương để tổ chức lễ đầy tháng, vì dễ dàng theo dõi hơn. Đây có thể được xem là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại và không ảnh hưởng đến ý nghĩa của buổi lễ.

Chuẩn bị sắm lễ, mâm cúng lễ chẵn tháng như thế nào?

Theo tín ngưỡng dân gian cho rằng bà Chúa và 12 mụ bà mang nhiệm vụ nặn ra các bé, với bà Chúa mang trọng trách cao nhất còn 12 bà Mụ đảm đương tạo ra các bộ phận cơ thể của trẻ. Do đó, trong lễ cúng chẵn tháng cho bé, mâm cúng thường bao gồm:

  • 12 chén chè bánh trôi nước nhỏ và 1 chén chè trôi nước lớn
  • 12 chén cháo nhỏ, 1 bát cháo lớn
  • 12 chén xôi nhỏ và 1 bát xôi lớn. 

Những mâm cúng này không chỉ là biểu tượng tôn vinh bà Chúa và 12 bà Mụ mà còn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và hy vọng cho sức khỏe và phát triển tốt đẹp của đứa trẻ 

Soạn mâm cúng ghi ơn bà Chúa và 12 bà Mụ

Bày biện mâm cúng chẵn tháng cho bé trai

Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai, cha mẹ soạn đủ các lễ vật sau:

Lễ vật cơ bản:

  • Chuẩn bị 12 chén chè nhỏ, 3 bát chè lớn
  • 13 đĩa xôi nhỏ, 3 đĩa xôi lớn, có thể làm xôi gấc hoặc xôi vò tuỳ vùng miền.
  • 1 con gà luộc
  • Bộ tam sên gồm thịt lợn luộc, tôm/cua và trứng luộc.
  • Cháo, bánh hỏi
  • 14 miếng trầu têm cánh phượng, 13 đôi hành, 13 bộ váy áo đẹp và 13 chén vàng. 

Đồ cúng 12 mụ bà:

  • Đồ mã: 12 đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh và váy áo màu xanh.
  • Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng lớn hơn với cau nguyên quả.
  • Đồ chơi trẻ em: thường là đồ chơi bằng nhựa hoặc sành sứ.
  • Cua, con ốc, tôm: được sắp xếp để sống hoặc chuẩn bị hấp chín, với 12 con cùng kích thước và 1 con lớn hơn.
  • Phẩm oản: chia thành 12 phần bằng nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
  • Kẹo bánh: chia thành 12 phần như nhau và một phần nhiều hơn cho bà Chúa.
  • Hương hoa: bao gồm hương, lọ hoa đa màu, tiền vàng, và nước trắng.

Mâm soạn cúng Đức ông và 3 Đức thầy:

  • 1 con gà luộc chéo cánh
  • 1 tô cháo lớn
  • 1 tô chè lớn
  • 3 đĩa xôi lớn
  • 1 miếng thịt quay, đĩa ngũ quả, trầu cau, đồ hàng mã, rượu.

Chuẩn bị mâm cúng chẵn tháng cho bé trai

Mâm cúng chẵn tháng dành cho bé gái

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái gồm có món mặn, món ngọt và mâm cúng cho Đức ông và 3 Đức thầy.

Món mặn:

  • 12 chén xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn, có thể chọn xôi gấc hoặc xôi vò tuỳ vùng miền.
  • 12 chén cháo nhỏ, 1 bát cháo lớn
  • Thịt heo quay 
  • 1 con gà luộc

Món ngọt:

  • 12 chén chè nhỏ và 1 tô chè lớn
  • 12 ly rượu và 1 bình rượu lớn
  • 12 chén nước lọc
  • 1 đĩa ngũ quả
  • Trà

Soạn mâm cúng tạ Đức ông và 3 Đức thầy:

  • Hoa tươi
  • Nhang Nến
  • Gạo và muối hạt
  • Trầu cau têm cánh phượng
  • Giấy tiền vàng mã
  • Giấy cúng đầy tháng
  • Đủ chén, đĩa, muỗng, đũa

Chuẩn bị mâm cúng chẵn tháng cho bé gái

Hướng dẫn chi tiết nghi thức cúng đầy tháng cho bé 

Nghi thức cúng

Trong nghi thức cúng bà Mụ, bố hoặc ông của đứa bé sẽ thắp nến và đọc lời khấn cúng vái, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối các vị thần linh và tổ tiên. Sau khi thắp nến, đọc nội dung bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé, bày tỏ ước nguyện cho bé được khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.

Tiếp theo, mẹ của bé sẽ bế bé ra thắp nhang và khấn vái, thể hiện sự cầu nguyện và hy vọng cho sự bình an và hạnh phúc của con mình.

Nghi thức cúng, đọc nội dung bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé

Nghi thức đặt tên

Sau khi hoàn tất lễ cúng đầy tháng, gia đình sẽ tiến hành nghi thức đặt tên cho em bé. Trước hết, người cúng sẽ đọc văn khấn cúng đầy tháng với tổ tiên về việc chọn tên cho đứa bé, sau đó sẽ gieo hai đồng xu bạc xuống đĩa. Nếu một đồng xu úp và một đồng xu ngửa, điều này biểu thị rằng cái tên đã được tổ tiên chấp nhận. Tuy nhiên, nếu cả hai đồng xu đều úp hoặc đều ngửa, điều này cho thấy rằng tên không được chấp nhận và người cúng sẽ cần phải gieo lại quẻ. Nếu sau ba lần gieo quẻ mà vẫn không thành công, cha mẹ sẽ phải chọn một cái tên khác cho bé.

Nghi thức khai hoa

Ở một số nơi, có thêm nghi thức khai hoa, hay còn gọi là "bắt miếng". Em bé sẽ được đặt giữa bàn cúng hoặc nằm trong nôi gần bàn cúng. Người cúng sẽ rót trà và thắp hương, rồi bế bé bằng một tay, tay kia cầm một nhánh hoa nhẹ nhàng quơ qua miệng bé, nói những lời tốt lành như: "Mở miệng ra để có bông hoa. Mở miệng ra để người yêu thương và nhớ đến. Mở miệng ra để có bạc và tiền bạc. Mở miệng ra để xóm giềng yêu mến."

Nghi thức khai hoa

Văn khấn cúng đầy tháng cầu mong mọi sự tốt lành cho bé trai, bé gái

Dưới đây là văn khấn cúng đầy tháng cầu mong mọi sự tốt lành cho bé:

Văn khấn cúng đầy tháng cầu mong con bình an, mạnh khoẻ

Lưu ý khi hành lễ cúng đầy tháng cho bé

Khi tiến hành tổ chức lễ, đọc văn khấn cúng đầy tháng cho bé, gia đình cần lưu ý:

  • Sắp xếp lễ vật cân đối, bày hương quả, tiền vàng mã đầy đủ. Một bàn lớn đề bày đồ cúng bà Mụ và một bàn nhỏ cách tầm 10 phân để bày đồ cúng cho Đức Ông.
  • Mọi thành viên trong gia đình cần phải tham dự đầy đủ trong lễ cúng đầy tháng. Thời gian tốt nhất để tổ chức lễ cùng là thường vào sáng sớm hoặc chiều.

Kết luận

Bố mẹ luôn mong muốn con cái của mình được bình an, no ấm, do đó việc chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng rất quan trọng. Đây không chỉ là nghi thức truyền thống mà còn là dịp để cầu chúc cho mọi sự phước lành. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có văn khấn cúng đầy tháng cho bé thật ý nghĩa.

Ngoài ra, lựa chọn vòng tay trầm hương, vòng tay đá quý phong thuỷ là một món quà đặc biệt, thu hút mọi điều may mắn, bình an cho bé. Để mua vòng làm quà tặng, bạn có thể truy cập qua website HADOSA để tham khảo và yêu cầu tư vấn miễn phí nhé.