Đăng bởi Đại Trần vào lúc 01/08/2024
Văn khấn ngày giỗ được người Việt truyền từ nhiều đời trước. Đến nay, đây vẫn là nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong mỗi dịp cúng giỗ cho tổ tiên, cha mẹ, ông bà. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm và đám giỗ của ai mà mọi người sẽ chọn mẫu văn khấn phù hợp. Dưới đây là chi tiết 3 mẫu văn khấn thường dùng chuẩn nhất hiện nay. Mọi người cùng tham khảo nhé!
Khi cúng giỗ, gia chủ luôn phải đọc văn khấn trước ban thờ
Trong văn hoá, phong tục của người Á Đông, các nghi lễ cúng kiếng các ngày đặc biệt trong năm có cúng bái thì đều cần có văn khấn. Trong đó, văn khấn cúng giỗ là nghi thức thường được sử dụng nhất trong năm. Những nội dung được khấn trước ban thờ người đã khuất thể hiện rõ được tình cảm thiêng liêng, lòng thành kính của các thành viên đối với người đã khuất như ông bà, cha mẹ, họ hàng.
Đặc biệt, người Việt còn có quan niệm cúng bái khác nhau trong các dịp giỗ đầu, giỗ thường hàng năm. Đặc biệt, nếu đó là đám giỗ của ông bà hoặc cha mẹ thì càng được chú ý và thực hiện tỉ mỉ các khâu. Vì sự quan trọng này mà nhiều người chủ động chuẩn bị văn khấn bằng giấy trước khi cúng. Gia chủ muốn cầu nguyện và biết ơn tổ tiên, người thân phù hộ, mang đến sức khỏe, may mắn, thành công thì sẽ cần có bài khấn đúng chuẩn về nội dung, cách diễn giải và trình bày.
Khấn bái không chỉ là nghi thức để tưởng nhớ, tôn thờ người đã khuẩn mà mỗi bài khấn đóng vai trò to lớn trong lòng hiếu thảo, biết ơn. Người Việt có những quy định riêng về mẫu văn khấn ngày giỗ cha mẹ, giỗ ông bà theo thời điểm như giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường.
Ngày giỗ đầu được tổ chức sau 1 năm của người mất
Ngày giỗ chính và quan trọng bậc nhất trong các đám giỗ của người Việt chính là giỗ đầu - hay còn gọi là lễ Tiểu Tường. Đây là giỗ đầu tiên, tương ứng 1 năm kể từ ngày người thân qua đời. Khuôn khổ tổ chức của đám giỗ vẫn là lễ tang chế, được thực hiện rất trang nghiêm vì cảm giác bi thương, buồn thảm vẫn đang rất lớn. Con cháu trong nhà sẽ phải mặc trang phục tang. Trong lúc khấn cúng, nhiều người còn khóc nấc vì tiếc thương người thân mới ra đi.
Chi tiết văn khấn ngày giỗ cha mẹ hoặc ông bà trong lần giỗ đầu sẽ như sau:
Nam mô a di Đà Phật! (đọc 3 lần)
Chúng con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.
Con xin kính lạy:
Tín chủ con (chúng con) là…, đang sinh sống tại…
Hôm nay, ngày… tháng… năm (theo Âm lịch) là ngày giỗ đầu của…
Một năm qua, con/chúng con vẫn luôn nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục trời biển của cha mẹ/ ông bà. Chúng con luôn biết ơn vô hạn với những công lao ấy. Nay nhân dịp giỗ đầu của cha mẹ/ ông bà, chúng con đã chuẩn bị mâm lễ vật, thắp nén hương để tỏ lòng thành kính với cha mẹ/ông bà.
Chúng con kính mời: …. Người quá cố ngày… tháng… năm… (Âm lịch), đã được an táng tại….
Con/ chúng con cầu cho linh thiêng hiện diện, cha mẹ/ ông bà chứng giám cho tấm lòng thành của con/ chúng con mà thụ nhận lễ vật. Về sau, mong cha mẹ/ ông bà luôn phù hộ, ban phước thành cho gia đình của chung con được thịnh vượng, bình an.
Con/chúng con xin kính mời tổ tiên, ông bà và toàn thể hương linh gia tiên hưởng lễ.
Với tấm lòng thành, con/ chúng con xin bề trên phù hộ và bảo trợ.
Ngày giỗ hết cần có nhiều nghi lễ, văn khấn để kết thúc kỳ tang chế
Nếu giỗ đầu là Tiểu Tường thì ngày giỗ hết được gọi là ngày Đại Tường. Đây là giỗ đánh dấu kết thúc tang chế trong gia đình để người quá cố được siêu thoát. Quan niệm của người Việt thì kỳ tang chế sẽ kéo dài trong vòng 3 năm. Thời điểm này rất quan trọng. Các gia đình bắt đầu sửa sang lại phần mộ. Bàn thờ vong được di chuyển lên bàn thờ gia tiên. Đồ dùng nhưng khăn, băng tang, câu đối, gậy chống… cũng sẽ được đốt bỏ.
Khi giỗ vào năm thứ 3 sẽ dùng văn khấn ngày giỗ ông bà, cha mẹ riêng, khác với cúng giỗ đầu. Cụ thể như sau:
Nam mô a di Đà Phật! (đọc 3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.
Con xin kính lạy:
Tín chủ con (chúng con) là…, đang sinh sống tại…
Hôm nay, ngày… tháng… năm (theo Âm lịch) là ngày giỗ hết của….
Dù không còn được thấy hình bóng của người nhưng con/chúng con luôn nhớ và biết ơn sâu nặng về sự sinh thành, dưỡng dục của người. Hôm nay, ngày giỗ hết của cha mẹ/ ông bà, con và gia đình thành kính chuẩn bị lễ vật, thắp hương tỏ lòng thành.
Con/chúng con kính mời … đã mất ngày… tháng… năm… (Âm lịch), được an táng tại….
Con/ chúng con cầu cho linh thiêng hiện diện, cha mẹ/ ông bà chứng giám cho tấm lòng thành của con/ chúng con mà thụ nhận lễ vật. Về sau, mong cha mẹ/ ông bà luôn phù hộ, ban phước thành cho gia đình của chung con được thịnh vượng, bình an.
Con/chúng con xin kính mời tổ tiên, ông bà và toàn thể hương linh gia tiên hưởng lễ. Với tấm lòng thành, con/ chúng con xin bề trên phù hộ và bảo trợ.
Văn khấn các ngày giỗ thường vẫn cần chuẩn chỉ, thành kính
Sau ngày cúng giỗ Đại Tường - giỗ hết, gia đình sẽ bắt đầu cúng giỗ thường vào các năm sau cho người đã khuất. Giỗ thường trong văn hoá Việt gọi là ngày Cát Kỵ. So với ngày Tiểu Tường, Đại Tường thì ngày Cát Kỵ được tổ chức nhỏ gọn, ít phức tạp hơn. Những ngày giỗ này thường là lúc gia đình làm mâm cơm cúng và gặp gỡ nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng các thành viên trong nhà.
Theo đó, văn khấn trước ngày giỗ thường của ông bà, cha mẹ cũng sẽ có điểm khác như sau:
Nam mô a di Đà Phật! (đọc 3 lần)
Chúng con thành tâm xin kính lạy chín phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.
Con xin kính lạy:
Tín chủ con (chúng con) là…, đang sinh sống tại…
Hôm nay, ngày… tháng… năm (theo Âm lịch) là ngày giỗ của….
Năm qua, lòng của con và gia quyến vẫn luôn biết ơn sâu sắc của người đã khuất. Hôm nay, con/ chúng con xin chuẩn bị lễ vật, thắp hương với lòng thành kính gửi đến người đã khuất.
Con/chúng con kính mời…. đã mất ngày … tháng… năm … (Âm lịch), an táng tại… linh thiêng hiện diện và chứng kiến tấm lòng của chúng con. Con/ chúng con xin người thụ nhận lễ vật và ban phước bình an, thịnh vượng cho gia đình.
Con/chúng con xin kính mời tổ tiên, ông bà và toàn thể hương linh gia tiên hưởng lễ. Với tấm lòng thành, con/ chúng con xin bề trên phù hộ và bảo trợ.
Đọc văn khấn cũng cần tuân thủ các phong tục của địa phương
Văn khấn được đọc trong ngày giỗ bao gồm lòng thành, sự biết ơn, thành tâm của con cháu gửi đến người đã khuất. Ngoài chuẩn bị nội dung văn khấn thì mỗi địa phương sẽ có các lưu ý khi khấn và cúng bái trong ngày giỗ.
Văn khấn ngày giỗ được chuẩn bị chỉn chu, chuẩn vừa thể hiện được lòng thành, sự tôn kính với người đã khuất. Trên đây là các mẫu văn khấn dành cho các ngày giỗ quan trọng của ông bà, cha mẹ.
Đặc biệt, nhân dịp ngày giỗ của người thân thì mọi người có thể chọn một món trang sức phong thủy để mang lại sự bình an, yên tâm và may mắn cho bản thân. HADOSA - cửa hàng trang sức bạc Thái - đá quý cao cấp hiện có hàng ngàn vật phẩm phong thủy dành cho cả nam và nữ ở nhiều độ tuổi. Mọi người truy cập ngay HADOSA để biết chi tiết hơn nhé!