Văn Khấn Xin Hạ Lễ - Nghi Thức Quan Trọng Kết Thúc Lễ Cúng

Đăng bởi Đại Trần vào lúc 06/08/2024

Văn khấn xin hạ lễ được xem là nghi lễ tâm linh không thể thiếu trong văn hoá Việt Nam. Đây là lúc mà chúng ta thể hiện lòng thành kính tri ân tới các vị thần, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong suốt thời gian qua. Cùng Hadaso tìm hiểu về mẫu văn khấn chuẩn phong tục nước ta.

Văn khấn xin hạ lễ là gì?

Dành cho những ai chưa biết thì văn khấn là một nghi lễ cúng bái, gia chủ thực hiện xin hạ lễ để báo cáo với gia tiên rằng thủ tục này đã hoàn tất. Đồng thời họ sẽ xin phép được hạ đồ cúng xuống. Theo chuyên gia văn hoá dân gian, việc đọc văn khấn sẽ thể hiện sự chu đáo và thành kính của bạn.

Giải đáp về văn khấn xin hạ lễ

Các yếu tố cần đáp ứng trong văn khấn

Để thủ tục này được diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần chuẩn bị những yếu tố cần thiết sau:

  • Tên tuổi: Nêu rõ về họ và tên của các thành viên trong gia đình để các vị thần biết rõ người đang khấn.
  • Lý do tổ chức lễ: Nêu mục đích của buổi lễ cúng này là gì, có thể là khai trương cửa hàng, lên nhà mới, cầu bình an,...
  • Thời gian: Nêu rõ về thời gian và địa điểm thực hiện lễ nghi cúng bái.
  • Lời cảm tạ: Bạn hãy bày tỏ lòng thành biết ơn tới các bị thần, tổ tiên được mời về chung vui cùng gia đình.
  • Cầu nguyện: Gia chủ hãy cầu mong những điều bình an cho bản thân mình nói riêng và cho gia đình. 

Những đồ dùng cần chuẩn bị cho ngày hạ lễ

Thông thường các gia đình Việt Nam sẽ chuẩn bị những đồ dùng sau đây trong ngày hạ lễ:

  • Hương: Hay còn được biết đến là nhanh, hương thơm lan toả giống như một sự kết nối giữa người sống và cõi linh thiêng.
  • Hoa tươi: Thường thì khi dâng lên ban thờ mọi người sẽ sử dụng hoa cúc hoặc hoa huệ. Chúng thể hiện sự tươi mới và lòng thành đối với các thần linh.
  • Rượu: Vật phẩm này cũng không thể thiếu trong các buổi lễ.
  • Trái cây: Mâm quả có thể gồm nhiều loại, tượng trưng cho sự sung túc đủ đầy và may mắn trong cuộc sống. Mỗi loại trái cây đều có ý nghĩa riêng biệt nhưng nhìn chung khi kết hợp lại thì chúng sẽ cầu chúc cho gia đình luôn bình an và phồn thịnh.
  • Tiền vàng mã: Hiện nay các loại vàng mã cũng trở lên đa dạng như tiền xu, vàng giấy, mã nhà cửa, quần áo, xe,... Tùy theo mục đích cúng lễ mà gia chủ có thể chọn để thể hiện mong muốn và lòng thành kính với các vị thần linh.
  • Mâm cơm cúng: Để thể hiện lòng biết ơn, mâm cơm cúng cần được chuẩn bị một cách chu đáo với món ngon, đầy đủ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ rằng mỗi vật lễ đều có vị trí đặt riêng trên bàn thờ. Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sắp xếp để tránh vi phạm vào những điều kiêng kỵ.

Những lễ vật thường được sử dụng để dâng lên bàn thờ trong buổi lễ

Cấu trúc một bài văn khấn chung gia chủ nên biết

Thông thường, theo kinh nghiệm dân gian thì một bài văn khấn xin hạ lễ sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

Phần mở đầu

Trước tiên, gia chủ hãy chính chào các vị thần, tổ tiên của gia đình mình. Chẳng hạn như Nam mô A Di Đà Phật! Kính lạy chư vị thần linh hoặc tổ tiên,... Mục đích là để tổ tiên nhận biết được bạn đang tổ chức một buổi lễ nào đó.

Phần thân bài của văn khấn xin hạ lễ

Ở nội dung này, bạn sẽ tiến hành tóm tắt các sự kiện đã diễn ra để bày tỏ lòng biết ơn. Chẳng hạn như gia chủ thực hiện nghi lễ vào ngày hôm nay thì có thể nói rằng hôm nay là ngày 1/07/ 2024 con tên là … trú tại … cùng gia đình thành tâm dâng hương hoa, quản vật. Kính tạ các ngài đã phù hộ cho gia đình xuyên suốt buổi lễ.

Phần kết thúc văn khấn

Cuối cùng gia chủ cần xin phép hạ lễ và cầu bình an. Cụ thể, con xin được hạ lễ và kính mong các Ngài tiếp tục phù hộ độ trì cho gia đình con ăn nên làm ra. Con xin tạ ơn và kính lễ tổ tiên.

Cấu trúc một bài hạ lễ gồm những gì liệu bạn đã biết?

Ví dụ cụ thể về văn khấn xin hạ lễ trong nhiều tình huống

Văn khấn xin hạ lễ được biết đến là một phương thức giao tiếp kết nối con người với tâm linh. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về văn khấn mà bạn có thể tham khảo:

Khấn sau khi hạ lễ cúng đất đai

Nếu như gia chủ muốn sử dụng bài văn khấn với mục đích cúng đất đai thì có thể áp dụng theo nội dung sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, Long mạch Táo quân, các vị thần linh và tổ tiên.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Con tên là… trú tại… cùng gia đình thành tâm sắm sửa lễ cúng, dâng hương hoa, lễ vật trước án.

Con kính tạ các Ngài đã chứng giám và phù hộ độ trì cho gia đình con trong buổi lễ cúng đất.

Tới giờ này, mâm lễ đã mãn con kinh được hạ lễ và kính mong các Ngài tiếp tục phù hộ cho gia đình con luôn luôn bình an, đất đai màu mỡ và nhà cửa yên ấm. Con tin tạ lễ và kính lễ các Ngài.

Bài văn khấn xin hạ lễ cúng đất đai

Bài hạ lễ sau khi cúng rằm

Vào ngày rằm hàng tháng, người dân cũng thường xuyên dâng lễ lên gia tiên. Sau đây là bài văn khấn hạ lễ mà bạn có thể ứng dụng:

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Phật, Pháp Tăng, các chư vị Bồ Tát. Long Vương, Táo Quân, các vị thần linh,..

Hôm nay là ngày rằm tháng… 

Con tên là… trú tại… cùng gia đình thành tâm sắm sửa lễ cúng, dâng hương hoa, lễ vật trước án.

Con kính tạ các Ngài đã chứng giám và phù hộ độ trì cho gia đình con trong buổi lễ cúng đất.

Tới giờ này, mâm lễ đã mãn con kinh được hạ lễ. Con kính xin lưu phúc, lưu ân và xin phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, kính mong các Ngài tiếp tục phù hộ cho gia đình con luôn luôn bình an, sức khoẻ và may mắn trong mọi công việc.

Con Nam mô A Di Đà Phật.

Con Nam mô A Di Đà Phật.

Con Nam mô A Di Đà Phật.

Sau khi kết thúc lễ nghi cúng tạ thành công, bạn có thể hạ lễ. Tuy nhiên, trước khi hưởng lộc, cần đem vàng mã đi đốt đồng thời vảy những giọt rượu đã cúng vào vàng mã. Bên cạnh đó, gia chủ cũng không được quên quan niệm phải đốt hết thì mới nhận được trọn vẹn.

Bài khấn hạ lễ ngày cúng rằm truyền thống

Khi soạn văn khấn hạ lễ cần lưu ý những điều gì?

Sử dụng văn khấn không thôi chưa đủ, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau để bài khấn trở lên trang trọng hơn:

  • Lời khấn cần xuất phát từ lòng thành tâm và biết hơn các vị tổ tiên thì mới có thể linh nghiệm.
  • Văn khấn dài chưa chắc đã tốt cần phải ngắn gọn và dễ hiểu. Hạn chế tình trạng dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu, kém trang trọng và lịch sự.
  • Gia tiên nên đọc to rõ ràng trong từng từ, từng chữ nhằm tạo nên bầu không khí thiêng liêng.
  • Chọn thời gian yên tĩnh để thực hiện nghi lễ, tránh sử dụng văn khấn lúc đông đúc và ồn ào. Có như vậy thì mới bày tỏ được lòng thành một cách trọn vẹn nhất.

Chuẩn bị bài khấn hạ lễ gia chủ cần lưu tâm những điều gì?

Tổng kết

Có thể nói rằng, văn khấn xin hạ lễ là một phần không thể thiếu trong những buổi lễ nghi truyền thống của nước ta. Việc thực hiện không chỉ bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp chúng ta tiếp nối truyền thống của nước Việt.