Đăng bởi Đại Trần vào lúc 31/07/2024
Hàng năm, cứ vào ngày 12/8 âm lịch, các nghệ sĩ sân khấu Việt Nam lại tổ chức giỗ tổ nghề sân khấu. Đây là một nét đặc sắc của văn hóa của nghề sân khấu - điện ảnh khiến rất nhiều người ngoài cuộc tò mò. Câu chuyện tổ nghề bí ẩn sẽ được Cửa hàng trang sức bạc thái - đá quý HADOSA chia sẻ trong bài viết này.
Đằng sau ngày lễ đặc biệt trọng đại của các nghệ sĩ trong nước này, là câu chuyện bí ẩn không rõ bắt nguồn từ đâu, khi nào về các bậc thánh nhân nghiệp diễn.
Theo truyền thuyết, ngày xưa có một vị vua hiếm muộn, rất mong mỏi có con. Vì thế hàng tháng ông lại mời văn ca sĩ nghệ tới biểu diễn cầu thần linh phù hộ cho mình có con. Thời gian thấm thoát trôi qua, nhờ sự kiên trì của mình, hoàng hậu đã may mắn hạ sinh được 2 vị hoàng tử cùng lúc.
Tổ nghiệp được người trong nghề truyền tai nhau từ đời này sang đời khác
Hai vị hoàng tử này trộm vía, lanh lợi, từ nhỏ đã biểu hiện rõ ràng sự yêu thích bộ môn biểu diễn. Lớn hơn một chút, hai vị thường xuyên trốn ra khỏi hoàng cung đi xem biểu diễn tại các gánh hát rong. Nhận thấy tình hình không được ổn, vua cha ra lệnh cấm túc để họ chuyên tâm học hành.
Thế nhưng, mọi ngăn cấm không thể cản được niềm đam mê, 2 hoàng tử tìm cách trốn đi theo một gánh hát. Không may, đêm ấy một trận hỏa hoạn đã cướp đi sinh mạng của toàn đoàn. Ngày mất của hai vị được lấy làm ngày giỗ tổ nghề sân khấu.
Tuy nhiên, nhiều phía cho rằng câu chuyện này không thuyết phục, bởi hai vị hoàng tử chưa phải là nghệ sĩ. Vì thế, cũng có một giai thoại về 3 vị tổ nghề là ông vua, ăn mày và ăn cướp. Ba vị này thể hiện các vai diễn đa dạng và được coi là Tiên sư, Tổ sư và Thánh sư.
Trong truyền thuyết về 2 vị hoàng tử, câu chuyện đơn giản là tôn vinh, ca ngợi sức hấp dẫn của các tiết mục sân khấu điện ảnh. Tuy vậy, hình tượng này chưa thực sự rõ ràng để hiểu sâu xa về nghiệp diễn.
Trong truyền thuyết về ba vị tổ sư, các hình tượng này mang đậm ý nghĩa hơn. Hình tượng ông vua cho thấy được ánh hào quang của nghề diễn, đỉnh vinh quang, được ca tụng, mến mộ.
Người nghệ sĩ đắm chìm vào hỷ nộ ái ố cuộc đời
Hình tượng sư tổ là kẻ ăn cướp, cho thấy ý nghĩa khi diễn, các nghệ sĩ cướp đi hình tượng của những nhân vật và biến thành của mình. Thể hiện sự nhập tâm trong vai diễn, đam mê tâm huyết, và đặc thù của diễn viên.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc ăn cướp chính là cướp đi tính cách thực, khi diễn viên vào vai, con người thật bị cướp đi, nhường chỗ cho vai diễn.
Hình tượng ông tổ ăn mày mang ý nghĩa về những khó khăn, vất vả của nghiệp diễn, hay thậm chí những vai vế thấp kém nhất trong xã hội diễn viên cũng cần làm tròn. Mọi hỷ nộ ái ố trong cuộc đời đều được tuôn chảy qua người diễn.
Cả ba hình tượng sư tổ từ vinh quang cho tới thấp kém, từ đạo đức cho tới bất nhân, mọi sân si trong đời được tái hiện trọn vẹn ở mỗi vai diễn. Người nghệ sĩ sống nhiều cuộc đời, đôi lúc vì quá nhập tâm, còn khó có thể thoát vai trong chính đời sống thật của mình.
Đến hẹn lại lên, ngày 12/8 âm lịch hàng năm, mọi diễn viên mọi miền đều đình đám tổ chức những buổi giỗ tổ nghề sân khấu hoành tráng, trang nghiêm.
Hàng trăm năm nay, các gánh hát cải lương miền Nam đã cùng nhau tổ chức những lễ giỗ tổ nghề sân khấu như thế này. Cho tới hiện nay, tiếp nối truyền thống đó, đến hẹn lại lên, nghệ sĩ mỗi miền đều quy tụ lại, tổ chức một buổi lễ hoành tráng. Đây được các nghệ sĩ đánh giá là vui như tết, gặp mặt, hội tụ và chung một niềm tin, hy vọng.
Nghệ sĩ Hoài Linh dẫn đầu phái đoàn làm lễ giỗ tổ nghề sân khấu
Hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất trong sự kiện này là dâng hương, dâng hoa, cúng bái, làm lễ khấn tổ nghề. Mỗi năm, một nghệ sĩ lại đứng ra làm chủ tọa để đại diện dâng hương.
Trong ngày giỗ tổ nghề sân khấu, các diễn viên họp mặt đông đủ, ngoại trừ một số trường hợp tuổi cao sức yếu. Vì thế, hoạt động thăm hỏi, động viên những người nghệ sĩ cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn, hay người từng vang bóng một thời,... Các nghệ sĩ đương thời cũng tổ chức thắp hương, tưởng niệm các cố nghệ sĩ đã qua đời có đóng góp trong nghề.
Một trong những hoạt động đặc sắc là các tiết mục sân khấu được chuẩn bị công phu, chu đáo cả năm trời để biểu diễn. Những tiết mục này luôn hàm chứa ý nghĩa đánh giá tổng quan, nhìn nhận lại biến động một năm làm nghề vừa qua. Đây là phần đọng lại nhiều cảm xúc, vui buồn, cảm động và hoài niệm quá khứ, hy vọng cho tương lai.
Song hành với hoạt động chung, việc tổ chức cúng bái tại gia cũng được chú trọng. Mâm cỗ cúng năm nào cũng đủ đầy như tết, cho thấy được niềm tin vào tổ nghề và nghiêm túc với sự nghiệp của các nghệ sĩ.
Nghệ sĩ tổ chức giỗ tổ nghề sân khấu tại gia không kém phần long trọng
Trên mạng xã hội, các nghệ sĩ thường đăng tải những hình lan tỏa tích cực tới cộng đồng nhân dịp ngày giỗ tổ nghề sân khấu. Mọi hành động đều dựa trên tinh thần trân trọng và biết ơn nghề diễn viên, biết ơn khán giả và người hâm mộ.
Với truyền thống ấy, năm 2011, ngày 12/8 âm lịch hàng năm đã được nhà nước lựa chọn làm ngày kỷ niệm Sân khấu Việt Nam. Điều này thể hiện sự công nhận công sức đóng góp cho nước nhà, lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng của người nghệ sĩ.
Hằng năm vào ngày giỗ tổ nghề sân khấu, cửa hàng trang sức bạc thái - đá quý HADOSA cũng thể hiện sự trân trọng và biết ơn các nghệ sĩ, bằng cách ra mắt các vật phẩm phong thủy hỗ trợ sự nghiệp.
Các vật phẩm phong thủy phù hợp với ngày giỗ tổ nghề sân khấu
Các linh vật, cầu đá, tràng hạt, tỳ hưu đá, cây tài lộc… mang năng lượng tích cực. Các vật phẩm này cộng hưởng với năng lượng biết ơn, mong cầu cho nghề diễn được xã hội trân trọng, sự nghiệp hanh thông, phát tài phát lộc.
Ngày giổ tổ nghề sân khấu không chỉ là ngày đặc biệt đối với những người nghệ sĩ, mà còn là ngày cộng đồng biết ơn tới công sức đóng góp cho xã hội của nghệ này. Theo dõi cửa hàng trang sức bạc thái - đá quý HADOSA để có thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé!