-
- Tổng tiền thanh toán:
Khám Phá Đền Cô Đôi Thượng Ngàn Và Ý Nghĩa Tâm Linh
Đền Cô Đôi Thượng Ngàn có điều gì đặc biệt? Vị trí của ngôi đền này ở đâu và lịch sử hình thành như thế nào? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều người khi đến dâng hương tại đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn. Cùng HADOSA tìm hiểu chi tiết về ngôi đền thờ và những lưu ý quan trọng khi đến lễ Cô Đôi Thượng Ngàn trong bài viết sau.
Tìm hiểu thông tin về đền Cô Đôi Thượng Ngàn
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Cô Đôi Thượng Ngàn là ai và lịch sử hình thành ngôi đền này như thế nào?
Tìm hiểu Cô Đôi Thượng Ngàn là ai?
Cô Đôi Thượng Ngàn là một trong số 12 vị Thánh cô thuộc hàng Tứ phủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ của dân tộc Việt Nam, hầu cận của các chầu và Mẫu. Cô Đôi Thượng Ngàn đứng thứ hai sau Cô Đệ Nhất Thượng Thiên, ngay trước Cô Bơ Thoải trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô. Ngày nay, Cô Đôi Thượng Ngàn được thờ ở nhiều phủ và di tích đền ở phía Bắc nước ta. Người còn được ca ngợi trong các ca khúc hát văn nổi tiếng có tên “Cô Đôi Thượng Ngàn”.
Tìm hiểu về nguồn gốc của đền Cô Đôi Thượng Ngàn
Cô Đôi Thượng Ngàn hay về ngự đồng và thường sẽ về đầu tiên, cô là vị thánh nữ mở khăn hàng cô để chứng lễ. Người ta thường thấy cô hầu xuất hiện trong trang phục áo cánh xanh, quần đen, đầu được vấn khăn vành dây kết hoa hoặc khăn vấn và hai bên dắt hoa. Khi bắt đầu hành lễ, cô thường khai quang rồi múa mồi, múa song đăng, còn tay tiên hái lộc cho thanh đồng. Trong đại lễ khai đàn mở phủ, người dân sẽ thường mang vàng thoi dâng cô, bên cạnh đó còn dâng Cô Bơ, Cô Chín và Cô Bé.
Không chỉ vậy, Cô Đôi Thượng Ngàn còn cai quản kho lộc ở Sơn Lâm Sơn Trang. Người trần gian khi nhất tâm thành kính sẽ được cô ban thưởng nhưng ngược lại những người có nợ mà không mau trả lễ thì cô sẽ bắt phạt nặng hơn.
Tên gọi khác của Cô Đôi Thượng Ngàn là gì?
Cô Đôi Thượng Ngàn vô cùng linh thiêng, anh linh dạy khắp bốn phương nên có vô số đệ tử. Tại một số nơi, người ta thường gọi cô với cái tên khác biệt ứng với sự tích thánh cô được truyền tụng tại nơi đó. Như Cô Đôi Thượng và Cô Đôi theo cách gọi của người Ninh Bình, đây cũng là một tên gọi phổ biến. Hay Cô Đôi Đông Cuông vì cô là người hầu cận Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông theo lời truyền tụng.
Những vị trí đền Cô Đôi Thượng Ngàn hiện nay
Cô Đôi Thượng Ngàn danh tiếng, anh linh và lừng lẫy vang khắp bốn phương, đền thờ Cô cũng trải dài từ Đông Cuông Tuần Quán tới tận Hòa Bình. Tuy nhiên, hầu hết các nơi này đều chỉ thờ vọng Cô và chỉ có một nơi duy nhất thờ chính Cô tại đền Cô Đôi Thượng Ngàn ở Ninh Bình.
Đền thờ chính - Đền Bồng Lai (Ninh Bình)
Ngôi đền này được xây dựng từ thời Trần tuy là một ngôi đền nhỏ nhưng rất khang trang. Trải qua nhiều biến cố, đặc biệt là chịu tác động bởi phong trào chống mê tín dị đoan và bị chính quyền quyết định đốt, ngôi đền giữ lại được một lư hương và sắc phong của Vua Khải Định. Những đồ tế tự cùng các sắc phong khác đều đã bị đốt và thất lạc. Cho đến năm 2006, khi nhà nước cởi mở hơn về tôn giáo, Hội người cao tuổi của ngôi làng đã họp lại và cùng sự góp sức của bà con trong làng, tiến hành thập phương cùng thầy chủ trì trùng tu, xây dựng lại ngôi chùa. Cho đến năm 2010, ngôi đền đã chính thức được hình thành và tồn tại đến ngày nay.
Vị trí xây dựng đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn
Đền Cô Đôi Thượng Ngàn là ngôi đền linh thiêng với những câu chuyện kỳ bí được nhiều người kể lại: Trong phong trào chống mê tín dị đoan vào nửa cuối thế kỷ XX, sau khi ngôi đền bị phá, người con trai út của một gia đình gồm 11 người con vô tình chặt một cây duối to lâu đời ở khu vực phía sau đền để làm củi đun. Chặt xong chưa kịp về tới nhà, người con trai khi đó mới bốn tuổi đã tự nhiên trúng gió, dù đã được đưa đi cứu chữa ngay nhưng cuối cùng không qua khỏi. Cha mẹ cùng 10 người con còn lại thường xuyên đến dâng lễ Cô một sự hối hận, đến nay hai cụ vẫn khỏe mạnh, con cái đều trưởng thành và ăn gia làm nên.
Các đền thờ vọng
Đền Bồng Lai Thượng tại Hòa Bình: Ngôi đền thờ Đệ Nhị Thượng Ngàn Tiên Nương. Tương truyền rằng, đây là nơi Cô Đôi gặp Thánh Mẫu Đệ Nhị và cũng là nơi hóa của Cô Đôi Thượng Ngàn. Ngôi đền được xây dựng từ thời vua Thành Thái thịnh trị vào năm thứ 2 tức năm 1890, đền mới được tu sửa lại vào năm 2014 nên rất rộng rãi, khang trang và mỹ lệ.
Các đền thờ vọng tại đền Cô Đôi
Đền Cô Đôi tại Thanh Hóa: Đền đền Cô Đôi Thượng Ngàn ở Thanh Hóa thuộc quần thể di tích Phong Mục tại thôn Phong Mục xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngôi đền được tôn tạo và xây dựng lại năm 2009 nên rất khang trang và đẹp đẽ.
Đền Đôi Cô tại Tuyên Quang: Ngôi đền hiện thuộc phường Nông Tiến, Thị Xã Tuyên Quang, tại đây thờ vọng Cô Đôi Thượng Ngàn cùng Cô Bơ Thoải Cung. Ngôi đền được xây dựng trên một gò đất bên bờ sông Lô. Trước đây, nó chỉ rộng khoảng 10m2 nhưng đến năm 1990, nhân dân tiến hành công đức, ngôi đền được tu sửa rộng hơn với 3 gian thờ có 3 cung gồm: cung chính thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Đôi Cô, cung bên phải thờ đức Thánh Trần, cung bên trái thờ Bà Chúa Sơn Trang,....
Những lưu ý quan trọng khi dâng lễ đền Cô Đôi Thượng Ngàn
Cô Đôi Thượng Ngàn là người có nhiều quyền phép lại vừa có tấm lòng bao dung, thường ban phước lành cho người nào nhất tâm. Do đó, vào những dịp lễ lớn, ngày tiệc trong năm, không chỉ người lập đàn mở phủ đến cúng lễ mà có cả những người tâm thành hướng thiện cũng đến để dâng lễ lên cô, cầu cô phù hộ độ trì cho gia đình được bình an, sức khỏe, tài lộc và may mắn.
Chọn ngày dâng lễ
Cô Đôi Thượng Ngàn là vị thánh cô linh thiêng hàng đầu của đạo mẫu. Cô thường xuyên hiển linh và hầu hết ai cầu khấn điều gì chính đáng đều sẽ được cô phù hộ toại nguyện. Do đó mà dâng lễ lên cô ngày nào cũng được và hầu như lời cầu nguyện thành tâm sẽ nhanh chóng linh ứng.
Lưu ý khi dâng lễ vật tại đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn
Tuy nhiên, để đảm bảo mọi lời cầu nguyện của mình đều được cô chứng giám và phù hộ thành hiện thực, bạn cần lựa chọn các ngày đẹp trong tháng, trong năm để tiến hành dâng lễ. Các ngày tốt lành nhất để đi lễ tại đền Cô Đôi Thượng Ngàn là vào ngày đầu năm mới hoặc ngày hội đền thờ Cô Đôi và ngày tiệc của Cô tức ngày 6/1 âm lịch. Tuy nhiên, vào các ngày này, con hương thường chen chúc đua nhau tới cúng lễ cô sẽ gây khó khăn khá nhiều. Bạn có thể chọn ngày không đặc biệt nhưng cũng cần nằm trong tháng giêng để đi cúng lễ Cô cho hợp lý. Vạn sự tùy tâm nên dù chúng ta có cúng lễ cô vào ngày nào thì cô cũng chứng giáng và ban lộc cho.
Lựa chọn lễ vật
Một mâm lễ vật được chuẩn bị để dâng lên Cô Đôi Thượng Ngàn cần có đầy đủ những vật phẩm sau:
- 1 lọ hoa tươi
- 1 đĩa quả tươi.
- 1 đĩa xôi
- 1 con gà luộc (Nếu không sử dụng gà luộc thì bạn có thể thay bằng một khổ thịt luộc)
- 1 cút rượu trắng.
- 1 đĩa oản xanh.
- 1 cơi trầu cau têm cánh phượng.
- 1 mâm tiền vàng.
- Thẻ hương cùng một cánh sớ trình cô.
Hướng dẫn lựa chọn lễ vật khi đến đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn
Cách hạ lễ đền
Khi kết thúc khấn và lễ ở các ban thờ, thì trong quá trình chờ đợi hết một tuần nhang bạn có thể viếng thăm phong cảnh tại đền Cô Đôi Thượng Ngàn.
Khi thắp hết một tuần nhang, bạn có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, bạn thực hiện vái 3 vái trước mỗi bàn thờ rồi hạ tiền vàng (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng. Khi hoá tiền vàng, bạn cần hoá từng lễ một và bắt đầu từ lễ của ban thờ chính.
Hoá tiền vàng xong bạn mới hạ lễ dâng cúng khác và khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Một số lưu ý khi đi lễ tại đền Cô Đôi Thượng Ngàn
Khi đi lễ tại đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn, du khách nên chú ý phải thật thành tâm và thành kính nếu muốn được cô phù hộ độ trì. Nếu không thành tâm và thành kính thì chẳng những lời cầu khấn của bạn không thành hiện thực mà còn có thể bị Cô vật cho gặp điều xui xẻo hoặc tai họa.
Những lưu ý quan trọng khi đến đền Cô Đôi
Đi lễ đền tại đền Cô Đôi trước nên bạn muốn cầu sức khỏe và sự bình an, sau đó mới cầu đến công danh sự nghiệp và tài lộc. Bên cạnh đó, bạn chú ý không nên cầu quá tham lam hay cầu những điều viển vông, sai trái và vi phạm đạo đức, pháp luật.
Khi dâng lễ, bạn cần chú ý tới cách ăn mặc, nói năng và hành vi ứng xử của mình trong đền. Không được ăn mặc hở hang, nói năng tục tĩu và có các hành vi thô lỗ trong đền thờ cô. Tuyệt đối không có các ý nghĩ bất chính như lừa đảo, cướp của hay trộm cắp trong đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn.
Lời kết
Thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về lịch sử hình thành và vị trí của đền Cô Đôi Thượng Ngàn. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập trang web mua sắm của HADOSA để lựa chọn cho mình những mẫu trang sức phong thủy giúp đem đến may mắn, tài lộc nhé.