HADOSA.COM - Trang sức Đá Phong Thủy, Bạc Thái cao cấp

Bát Quái Và Những Điều Thú Vị Trong Ngũ Hành Phong Thủy

Bát quái trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Phong Thủy được tính toán theo hệ Nhị Phân trong toán học. Chúng đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống từ y học, đạo giáo đến thiên văn học. Để hiểu rõ và ứng dụng được thì mọi người cần nắm được những điều quan trọng và thú vị dưới đây.

Tổng quan về bát quái

Đây là biểu tượng có từ lâu đời của Đạo giáo. Mặc dù đang được ứng dụng rất nhiều trong phong thủy, khoa học, triết học, đặc biệt là các mối liên hệ giữa vũ trụ và con người hiện đại. Tuy nhiên, khái niệm, nguồn gốc hình thành và nguyên lý hoạt động của bát quái không phải ai cũng nắm rõ.

Khái niệm

8 cái tương đương 8 quẻ Càn, Khảm, Chấn, Khôn, Cấn, Tốn, Ly, Đoài

8 cái tương đương 8 quẻ Càn, Khảm, Chấn, Khôn, Cấn, Tốn, Ly, Đoài

Bát quái là 8 phương thức phối hợp với nhau, gồm có 8 quẻ Càn, Khảm, Chấn, Khôn, Cấn, Tốn, Đoài, Ly. Chính giữa sẽ có ký hiệu âm dương đen trắng. Hiện nay, mọi người dễ dàng bắt gặp gương bát quái được đặt ở trước cửa nhiều gia đình. Mục đích của nó là xua đuổi các hung khí xấu ở bên ngoài muốn xâm nhập vào bên trong ngôi nhà. Khi được đặt đúng vị trí thì vật phẩm phong thủy này sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho gia chủ và gia đình.

Nguồn gốc hình thành

Sự xuất hiện của khái niệm này có từ thời vua Phục Hy

Sự xuất hiện của khái niệm này có từ thời vua Phục Hy

Trong truyền thuyết, thời vua Phục Hy lần đầu xuất hiện hình ảnh bát quái khi trên sông Hoàng Hà có một con rồng có đám khoáy đen trắng hiện lên, tạo hóa ra 64 quẻ với biết tượng là những nét vạch đứt. Tuy nhiên, các vạch này chưa được đặt tên. Sau này, Chu Văn Vương đã đặt tên cũng nhưng có ghi chữ để diễn giải các quẻ lành giữ này, tạo ra nền tảng để suy luận, phát triển 64 quẻ như hiện tại. Về sau, con trai của Chu Văn Vương là Chu Công đã chia 64 quẻ này thành 6 phần, mỗi phần tương ứng 1 hào và giải thích cặn kẽ hơn. Đến nay, bát quái được chi làm hai hệ dựa vào nguồn gốc này là Tiên Thiên (do Vua Phục Hy sáng tạo), Hậu Thiên (do Chu Văn Vương nghiên cứu và phát triển).

Cụ thể và dễ hiểu hơn, mọi người có thể tìm hiểu 64 quẻ của Kinh Dịch như sau:

  • Tiên Thiên Bát Quái: Các hình ảnh trong bát quái được đặt đối xứng, rõ ràng. Các hào Âm sẽ đối xứng với hào Dương tương ứng, được gọi là sự cân bằng. 
  • Hậu Thiên Bát Quái:  Các quẻ sẽ được đặt theo chiều kim đồng hồ, tương ứng từ Càn đến Đoài. 

Nguyên lý hoạt động

Bát quái trận có nguyên lý hoạt động theo luồng khí  âm dương 

Bát quái trận có nguyên lý hoạt động theo luồng khí  âm dương 

Người phương Đông dựa vào sự quan sát chuyển động từ các luồng khí nằm trong chu trình âm dương để tìm ra nguyên lý hoạt động của bát quái trận. Từ đó, nhà phong thủy nghiên cứu, đưa ra các khuôn mẫu của các chuyển động thường gặp ở cuộc sống hàng ngày. Những yếu tố xuất hiện trong mạng lưới này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, có khả năng giúp người sử dụng tránh được những điều xấu. 

8 quẻ trong bát quái là gì?

8 quái quy định tương hướng với các thành viên trong gia đình

8 quái quy định tương hướng với các thành viên trong gia đình

Bát quái tương ứng với 8 quái. Mỗi quái sẽ có thiên riêng và ý nghĩa khác nhau. Điều này đã được quy định từ trước. Mọi người muốn ứng dụng đúng, chuẩn thì trước tiên phải hiểu rõ bản chất của các quái này. 

  • Quái Càn: Càn là tên một vị quái nằm ở trên trời, tương ý bộ phận đầu của người. Trong gia đình thì Càn cũng tương ứng với người chồng, người cha hoặc là người chủ của gia đình. Màu sắc của quái Càn là vàng, trắng hoặc bạc.
  • Quái Chấn: Đây là một quan nằm trong sấm. Nhân vật đại diện cho vị trí này là người con trai trưởng ở trong gia đình tương ứng phần chân người. Xanh lá là màu đại diện của quái Chấn.
  • Quái Khảm: Khám là quái trong phong thuỷ, biểu trưng của người đàn ông trung tuổi hoặc con trai giữa ở trong gia đình tức là đôi tai. Đen và xanh da trời là màu của Khảm.
  • Quái Cấn: Quái này được đại diện bởi người con trai út trong nhà. Vàng và nâu là màu hợp của quái Cấn. Đặc biệt, quái Cấn được quan niệm tương ứng với hai tay trên cơ thể người.
  • Quái Khôn: Khôn là quái trong đất, dùng để chỉ các mối quan hệ như vợ, mẹ, bà, bà cụ… Thông thường, quái này thuộc hành Thổ, hướng Tây Nam nên hợp màu nâu vàng. Cùng với đó, quái Khôn tương ứng với dạ dày, bụng ở trong cơ thể người.
  • Quái Tốn: Quái Tốn nằm trong gió, là các con cái của gia đình. Vì thuộc hành Mộc nên quái Tốn có màu biểu trưng là xanh lá cây. Trong bát quái ngũ hành quy định quái Tốn tức bắp đùi của con người.
  • Quái Ly: Ly là quái nằm ở Hoả, tương ứng giữa quan hệ con cái và người phụ nữ trung niên của gia đình. Màu của quái này là hồng, đỏ, cam, tía… Đôi mắt của người tương ứng với quái Ly.
  • Quái Đoài: Nằm ở vị trí trong hồ, quái Đoài là quái cuối cùng trong hình bát quái.  Mối quan hệ của quái này thể hiện là người con gái út hoặc là người con gái nhỏ tuổi nhất trong gia đình. Màu sắc hợp của quái Đoài là trắng, vàng, bạc. Miệng của người được gắn với quái này.

Công dụng của bát quái

Mỗi loại gương sẽ có một công dụng khác nhau

Mỗi loại gương sẽ có một công dụng khác nhau

Công dụng chính của vật phẩm phong thuỷ này chính là hội tụ năng lượng tích cực trong vũ trụ, từ đó xua đuổi, trừ tà ma, hoá giải biến hung thành cát cho ngồi nhà của bạn. Tuy nhiên, chi tiết mỗi loại gương bát quái sẽ có thêm những công dụng riêng biệt. 

  • Gương đồng: Loại gương này được chế tác từ đồng nguyên chất, kết hợp với hành Kim tạo ra các năng lượng giải toả sát khí, hung khí ở các vị trí đặt gương. Theo đó, công dụng chính của nó là ngăn chặn, phản xạ các năng lượng xấu, hung khí ở bên ngoài. 
  • Gương lõm: Với thiết kế lõm phần ở giữa, gương lõm được dùng để hút các năng lượng tích cực từ sông, biển, ao hồ cho căn nhà. Thông thường, khi bạn không hợp tuổi với chủ nhà, nhiều tính kỵ sẽ sử dụng loại gương bát quái này. 
  • Gương phẳng: Ngược lại với gương lõm là gương phẳng có phần âm dương ở giữa là gương phẳng, có khả năng hút năng lượng tích cực cao nhất. Do đó, chúng được thầy phong thuỷ sử dụng nhiều nhất hiện nay.  

Lưu ý khi dùng bát quái ngũ hành

2 lưu ý khi dùng gương bát quái

2 lưu ý khi dùng gương bát quái

Tác dụng về phong thuỷ, ngũ hành của bát quái là rất lớn, mang lại nhiều giá trị cho con người. Tuy nhiên, mọi người muốn đảm bảo cho vật phẩm này an toàn. mang lại hiệu quả phong thuỷ tốt nhất cần chú ý đến 2 điểm sau:

  • Vị trí nên đặt gương : Loại gương phong thuỷ này không được tuỳ ý đặt ở trong nhà mà thường được chọn hướng phù hợp như cửa sổ, cửa chính đối diện sân, đường đi, ao hồ… 
  • Vị trí không nên đặt gương: Trường hợp, căn nhà của gia chủ có cửa đối diện nơi tâm linh như đình miếu, chùa chiền, bãi tha ma thì không nên đặt gương bát quái ở ngay trước cửa nhà. 

Lời kết

Bát quái từ lâu đã gắn liền với các quan niệm trong phong thuỷ, ngũ hành, mang đến các năng lượng tích cực cho chủ nhà. Hiện nay, nhiều gia đình đã kết hợp thêm việc sử dụng các vật phẩm phong thuỷ từ đá quý, trang sức thiên nhiên để gia tăng nguồn năng lượng từ vũ trụ này. 

Mọi người quan tâm có thể truy cập vào cửa hàng trang sức bạc Thái -  quý HADOSA để tham khảo và tìm hiểu thêm các vật phẩm phong thuỷ cao cấp và mới nhất hiện nay nhé! 

Bạn đang xem: Bát Quái Và Những Điều Thú Vị Trong Ngũ Hành Phong Thủy
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Messenger