HADOSA.COM - Trang sức Đá Phong Thủy, Bạc Thái cao cấp

Cách Tỉa Chân Nhang Chuẩn Phong Thủy, Đón Tài Lộc Về Nhà

Tỉa chân nhang là một nghi thức tâm linh quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Việc thực hiện đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn giúp góp phần gia tăng vận may và sức khỏe. Vậy cách tỉa chân nhang đúng chuẩn quan niệm phong thủy là như thế nào? Cùng HADOSA tìm lời giải chi tiết của câu hỏi này qua bài viết sau.

Tổng quan về ý nghĩa của việc tỉa chân nhang

Bên cạnh việc lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang cũ cũng là một nghi thức không thể thiếu của mọi gia đình cần phải tiến hành. 

Tỉa chân nhang có ý nghĩa gì?

Tổng quan về ý nghĩa của việc tỉa chân nhang

Tỉa chân hương là một nghi thức tâm linh cực kỳ quan trọng

Đầu tiên, có thể hiểu tỉa chân nhang là cách chúng ta làm sạch sẽ không gian thờ cúng gia tiên hoặc các vị thần trong nhà (thường là ông Công, ông Táo) sau một năm các ông “công tác”. 

Cách tỉa chân nhang này sẽ giúp: 

  • Giữ cho khu vực bàn thờ luôn được gọn gàng, sạch sẽ.
  • Tăng cường năng lượng tích cực và thu hút nhiều may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.
  • Thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh trong khuôn viên nhà.

Khi nào nên tỉa chân nhang?

Theo quan niệm phong thủy, việc dọn dẹp bàn thờ, đặc biệt là tỉa chân nhang là một việc làm rất cần thiết và phải được thực hiện một cách đều đặn. Bởi nếu như bát hương quá đầy sẽ khiến bàn thờ dễ dính nhiều bụi bẩn và có nguy cơ cao gây ra hỏa hoạn. Bên cạnh đó, bát hương đầy cũng tích tụ nhiều năng lượng xấu, ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

Khi nào nên tỉa chân nhang?

Những thời điểm thích hợp nhất để tiến hành tỉa chân hương

Một số thời điểm lý tưởng để thực hiện việc làm này gồm:

  • Cuối năm âm lịch, cụ thể là trước khi đón Tết Nguyên Đán.
  • Trước các ngày lễ lớn như Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ.
  • Vào các ngày mùng 1 hoặc các ngày rằm hàng tháng.

Ai là người nên thực hiện tỉa chân nhang?

Việc tỉa chân nhang là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Do đó, người làm công việc này cần được lựa chọn kỹ càng. Đó phải là một người có tâm tính thanh tịnh, sạch sẽ, cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo.

Bên cạnh nhiều gia đình thường chọn mời thầy cúng hoặc các pháp sư về nhà để thực hiện nghi thức tỉa chân hương, theo quan niệm truyền thống, việc này tốt hơn hết nên để chính gia chủ trực tiếp tiến hành. Vì chỉ có gia chủ mới hiểu rõ nhất về gia đình mình và thực hiện các nghi lễ một cách thành tâm nhất.

Cách tỉa chân nhang được thực hiện gồm các bước nào?

Dưới đây là cách tỉa chân nhang theo đúng truyền thống, giúp gia đình luôn được bình an và thịnh vượng. 

Bước 1: Chuẩn bị

Để thực hiện đúng cách tỉa chân nhang, bạn cần chuẩn bị một cái chậu hoặc đĩa sạch để đựng chân nhang, một chiếc khăn sạch để lau chùi bàn thờ, hương, nến và cả nước sạch, rượu trắng. Ngoài ra, người muốn làm việc này cũng cần phải đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ và lựa chọn trang phục phù hợp.

Bước 2: Thắp hương khấn

Trước khi tiến hành tỉa chân hương, bạn cần thành tâm thắp một nén hương, khấn vái để báo cáo với tổ tiên và thần linh về việc dọn dẹp bàn thờ, thể hiện lòng thành kính và xin phép được làm việc đó.

Bước 3: Đọc văn khấn

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật.

Con xin bái lạy Ngọc Hoàng Thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, cùng ngũ phương ngũ thổ, Đông Trù, Táo quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin kính lạy quan Thần Tài Thổ Địa đang cai quản khu vực tại địa chỉ:………………

Hôm nay là ngày ........ tháng ........, con xin phép được làm sạch bàn thờ gia tiên, mong các vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bước 4: Lau dọn bàn thờ

Bước 4: Lau dọn bàn thờ

Cách tỉa chân nhang chuẩn nhất bạn nên áp dụng

Theo quy tắc lễ nghi truyền thống, khi dọn dẹp bàn thờ, các vật dụng như bình hoa, chén nước có thể di chuyển. Tuy nhiên, bát nhang và bài vị phải được giữ nguyên vị trí.

Bài vị nên được lau chùi bằng hỗn hợp nước rượu gừng hoặc nước ấm, tuyệt đối tránh dùng nước lạnh. Đặc biệt, khi bàn thờ có cả bài vị Phật, Thánh và tổ tiên, cần ưu tiên lau bài vị Phật trước, thay nước cũ bằng nước mới, sau đó mới đến bài vị tổ tiên.

Bước 5: Tỉa chân nhang

Khi tỉa bớt chân nhang trong bát nhang, chúng ta chỉ rút bớt đi và giữ lại một số lẻ chân nhang đẹp nhất, thường là 3, 5, 7 hoặc 9 cây. Đây là một quy tắc quan trọng trong nghi thức thờ cúng bạn phải nhớ.

Bước 6: Xử lý tro

Chân nhang sau khi được tỉa xong nên được đốt cháy hoàn toàn. Đặt chân nhang trong chậu hoặc đĩa đã chuẩn bị và đốt cháy. Hãy đảm bảo an toàn trong quá trình này để tránh gây hỏa hoạn. Với phần tro này, bạn có thể thả xuống sông hoặc dùng để bón cho cây, không được vứt bỏ bừa bãi. 

Bước 7: Thắp nhang mới

Cuối cùng, theo tục lệ, gia chủ cần thành tâm thắp nhang mới báo cáo với gia tiên và các vị thần rằng việc dọn dẹp bàn thờ đã hoàn tất.

Những điều bạn cần lưu ý khi tỉa chân nhang

Việc tỉa chân nhang không chỉ là công việc đơn thuần mà còn là một nghi thức tâm linh. Do đó, cần tuân thủ đúng quy trình để tránh những điều kiêng kỵ, giúp mọi thành viên trong gia đình bạn luôn được bình an, tránh những điều xui xẻo.

Những điều bạn cần lưu ý khi tỉa chân nhang

Các lưu ý quan trọng cần nắm trong quá trình tỉa chân hương

Một vài điểm bạn phải chú ý khi tiến hành việc này là:

  • Cả nam và nữ đều có thể thực hiện được việc tỉa chân nhang và cả lau dọn bàn thờ.
  • Vì lý do tâm linh, bát hương không được bỏ cát vào.
  • Theo phong thủy, bát hương cần được đặt ở nơi vững chắc, tránh vị trí không bằng phẳng.
  • Dùng đồ bẩn để lau dọn bàn thờ là điều kiêng kỵ, không nên làm.
  • Chổi và khăn để lau bàn thờ thường được sử dụng riêng biệt, rất hạn chế dùng cho mục đích khác.
  • Chổi và khăn để lau bàn thờ thường được sử dụng riêng biệt, rất hạn chế dùng chung với những đồ dùng khác.
  • Đồ cúng rất linh thiêng, vì vậy cần giữ gìn cẩn thận để tránh làm vỡ.
  • Cần hết sức cẩn thận khi lau chùi bàn thờ để tránh làm xê dịch ngai thờ, bài vị và bát hương và các đồ vật linh thiêng khác.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin trong bài viết của HADOSA ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tỉa chân nhang và áp dụng được vào thực tế để cuộc sống của gia đình bạn luôn được an lành, hạnh phúc. Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng thêm sự may mắn và có một “lá bùa hộ mệnh” hữu dụng cho bản thân, bạn cũng có thể tìm đến chúng tôi để sở hữu những món trang sức phong thủy chất lượng. Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và mẫu mã đa dạng, HADOSA tự tin sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm mà bạn muốn sở hữu.

Bạn đang xem: Cách Tỉa Chân Nhang Chuẩn Phong Thủy, Đón Tài Lộc Về Nhà
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Messenger