-
- Tổng tiền thanh toán:
Cây Trầu Bà Leo: Công Dụng, Ý Nghĩa Và Cách Trồng Tại Nhà
Cây trầu bà leo là một trong những loài cây cảnh phổ biến được nhiều người yêu thích lựa chọn để trang trí trong ngôi nhà của mình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hadosa tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và công dụng hữu ích của loài cây này trong đời sống nhé.
Tìm hiểu đôi nét về cây trầu bà leo
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài cây này trong tự nhiên:
Giới thiệu đôi nét về trầu bà leo
Nguồn gốc
Cây trầu bà còn có những tên gọi khác như vạn niên thanh leo, thạch cam tử, hoàng kim, hoàng tam điệp. Loài cây này có tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy và có nguồn gốc từ Indonesia.
Đặc điểm
Cây trầu bà là loài cây có khả năng leo trèo rất tốt. Nhờ có hệ thống rễ khí sinh trên thân, nó có thể dễ dàng bám vào những bề mặt phẳng như tường, cột hoặc những vật dụng trong nhà để hút chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cây.
Nếu được trồng bên ngoài trời, giống cây này có thể phát triển với chiều cao lên đến hàng chục mét. Tuy nhiên, nếu bạn trồng cây trong chậu để bàn hay treo tường, thì chiều cao của cây sẽ chỉ khoảng 1 - 1,6m. Dù có kích thước cao lớn hay cây cảnh nhỏ thì loài cây này vẫn thể hiện được vẻ đẹp tươi tắn của có với tán lá có hình trái tim và màu xanh đậm bắt mắt.
Cây trầu bà rất thích hợp để trồng trong nhà hoặc ban công vì nó không chỉ tạo bóng mát mà còn tạo vẻ đẹp cho không gian sống. Giàn lá xanh mướt của loài cây này tượng trưng cho sự trẻ trung, sự may mắn và hạnh phúc. Do đó, nhiều người lựa chọn trồng chúng để mang đến nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà của mình. Chỉ cần bạn chăm sóc đúng cách thì cây trầu bà sẽ là lá chắn xanh mát và là điểm nhấn thẩm mỹ hoàn hảo cho mọi không gian trong căn nhà của bạn
Ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà leo
Trầu bà leo có nhiều ý nghĩa phong thủy
Cây trầu bà còn có ý nghĩa thu hút tài lộc, mang đến vận may trong sự nghiệp. Người ta tin rằng, chỉ cần đặt chậu cây trầu bà tại vị trí đúng theo phong thủy thì gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, sự nghiệp được thăng tiến.
Bên cạnh đó, loài cây này còn tượng trưng cho sự bình an, hạnh phúc và hòa thuận trong tình cảm gia đình. Chính vì vậy, việc trồng và chăm sóc cây đúng cách sẽ giúp gia đình bạn luôn sum vầy và hạnh phúc.
Đối với những người mệnh Mộc, họ thường có tính cách rộng lượng và hào phóng, tuy nhiên đôi lúc lại khá nóng nảy và thiếu kiềm chế. Nếu trồng cây trầu bà leo, người mệnh Mộc có thể cân bằng được cảm xúc và giữ vững lý trí hơn để điều chỉnh hành động.
Những người mệnh Hỏa thì có nhiều nhiệt huyết nhưng hay thiếu kiên nhẫn. Khi chăm sóc cây trầu bà sẽ giúp cho họ có thể rèn luyện tính nhẫn nại và kiềm chế bản thân. Nhờ vậy, người mệnh Hỏa sẽ vận dụng được những năng lượng tích cực vào việc phát triển sự nghiệp và đạt được nhiều thành công trong công việc.
Cây trầu bà leo hợp người tuổi gì?
Trầu bà leo hợp người tuổi Tý, Ngọ, Mùi
Theo phong thủy, cây trầu bà hợp với những người thuộc tuổi Tý, Ngọ và Mùi. Để có thể phát huy công dụng loài cây phong thủy tốt nhất, bạn hãy chọn mua cây có thân cây khỏe, lá xanh mơn mởn, rễ cây chắc khỏe. Tiếp theo, bạn đặt nó ở vị trí đắc địa trong nhà rồi chăm sóc chu đáo, tỉa tót lá úa thường xuyên và tưới nước đều đặn để cây luôn được tươi tốt.
Những công dụng của cây trầu bà leo
Công dụng tuyệt vời của trầu bà leo
Cây trầu bà là lựa chọn tuyệt vời để sử dụng làm cây cảnh trong nhà vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần:
Lọc không khí
Loài cây này có khả năng hấp thụ khí độc hại trong không khí như khí CO2, formaldehyde hay benzen,… nó giúp thanh lọc không khí và tạo ra môi trường, không khí trong lành, mát mẻ trong phòng. Do đó, cây rất thích hợp để trồng trong phòng khách, phòng bếp, phòng tắm,....
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần bạn nhìn ngắm cây xanh thì sẽ cảm thấy thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả. Vì vậy, cây trầu bà với dáng vẻ thanh thoát cùng tán lá xanh mướt thường được sử dụng làm cây cảnh văn phòng, giúp chúng ta xua tan mệt mỏi, căng thẳng sau các giờ làm việc căng thẳng.
Bảo vệ sức khỏe
Cây trầu bà còn được biết đến là loài cây cảnh lọc không khí, nó có khả năng hấp thụ và loại bỏ những chất độc hại trong không khí như benzen, toluen, giúp cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Trang khí không gian sống
Với lá xanh mướt, mềm mại, khả năng leo trèo linh hoạt, loài cây này còn là lựa chọn hoàn hảo để làm cây cảnh dây leo trang trí cho không gian sống của bạn. Giàn lá xanh tươi tắn sẽ mang đến nét đẹp tự nhiên và sinh khí cho ngôi nhà.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây trầu bà leo tại nhà
Để trồng và chăm sóc giúp cây trầu bà leo phát triển tốt tại nhà, bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây:
Cách chăm sóc trầu bà leo tại nhà đơn giản
Cách trồng
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đất trồng có độ tơi xốp và khả năng thoát nước hiệu quả, có thể trộn thêm phân hữu cơ hoặc xơ dừa.
- Bước 2: Sau đó, bạn cắt một nhánh trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt và có chiều dài khoảng 10cm hoặc có mắt chứa rễ.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn cắm nhánh cây vào đất, rồi tưới nước để duy trì độ ẩm. Bạn nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt. Sau khoảng vài ngày, cây sẽ bám rễ và sinh trưởng tốt.
- Bước 4: Nếu lựa chọn trồng thủy sinh, bạn nên chuẩn bị chậu, rồi đổ thêm một ít nước có hòa dung dịch dinh dưỡng. Tiếp theo, bạn cắt một nhánh trầu bà có rễ, tiến hành rửa sạch và loại bỏ các rễ thối, sau đó cho cây vào chậu. Bạn nên sử dụng một ít sỏi để cố định dáng cây rồi để cây phát triển tự nhiên.
Cách chăm sóc
Cây trầu bà leo là một loại cây ưa ẩm, vì vậy, nếu trồng cây ngoài trời thì bạn nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu như trồng trong nhà, bạn chỉ cần tưới nước cho cây mỗi tuần 2 lần để cung cấp đủ ẩm là được.
Khi trồng trong đất, bạn cần đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ, không quá nhiều để tránh hiện tượng ngập úng khiến cho cây sẽ bị vàng lá, thối rễ.
Cây trầu bà được trồng thủy sinh cần có lượng nước ngập khoảng 2/3 bộ rễ. Khi thấy chậu cạn nước, bạn hãy đổ thêm nước vào và thay mới toàn bộ nước trong chậu mỗi tuần.
Về dinh dưỡng cho cây, bạn không cần sử dụng quá các phân bón. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể dùng một vài loại phân bón để cho lá để cây phát triển tốt hơn.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Để nhân giống trầu bà leo, bạn có thể sử dụng những phương pháp như giâm cành, trồng trong đất hoặc bằng phương pháp thủy canh.
Để thực hiện, bạn nên cắt một đoạn cành đã có mầm, rồi trồng cây vào chậu cát thô hoặc chậu có đá trân châu. Cây trẩu con sau khi vừa được nhân giống sẽ có lá nhỏ, nhưng theo thời gian, lá của cây sẽ lớn dần lên theo sự sinh trưởng của chúng.
Trong bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng cây trầu bà leo tại nhà. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm mua các sản phẩm trang sức, vật phẩm phong thủy, đá quý để thu hút tài vận, may mắn cho gia đình mình thì hãy ghé ngay trang web mua sắm của Hadosa lựa chọn nhé.