-
- Tổng tiền thanh toán:
Văn Khấn Tết Thanh Minh - Nét Đẹp Truyền Thống Của Người Việt
Văn khấn Tết Thanh Minh vang lên trong một bầu không khí thiêng liêng tại nghĩa trang như một lời nhắn gửi và cầu nguyện chân thành tới những người đã khuất. Nội dung đề cập dưới đây Hadosa sẽ giải đáp giúp bạn về ý nghĩa và nguồn gốc của lễ nghi này.
Tết Thanh Minh khái quát sơ lược
Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ truyền thống đặc biệt của người Việt. Đây không chỉ là dịp lễ để mọi người tưởng nhớ tổ tiên mà còn giúp con cháu cầu mong những điều tốt đẹp.
Theo quan niệm của dân gian, thường thì vào ngày này cửa trời sẽ mở ra giúp cho thế giới âm dương được hòa nhập. Lúc này linh hồn của người đã khuất sẽ trở về để đoàn tụ cùng gia đình. Chính vì thế việc tổ chức các nghi lễ cúng bái là điều vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng.
Khác với những ngày lễ khác, các hoạt động trong Tết Thanh Minh gồm có đi tảo mộ, dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị mâm cúng đầy đủ để thực hiện nghi lễ. Bên cạnh đó, văn khấn Tết thanh minh không chỉ là những lời cầu nguyện đơn thuần mà còn thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.
Tết Thanh Minh là một phong tục truyền thống tại nước ta
Ý nghĩa của văn khấn Tết Thanh Minh là gì?
Có thể nói rằng, văn khấn Tết Thanh Minh là một phần không để thiếu trong phong tục của người Việt. Trước hết hành động này thể hiện lòng thành với các vị thần linh. Sau đó, qua lời khấn vái con cháu sẽ mong cầu sự phù hộ độ trì của tổ tiên để cầu sức khoẻ và bình an may mắn.
Mặc khác, vào ngày lễ này, con cháy còn cảm thấy gần gũi hơn với những người đã khuất. Qua những lời nguyện cầu họ như được chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tổ tiên của mình. Điều này như tạo thêm động lực để con cháu vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Văn khấn Tết Thanh Minh tại nhà và ngoài mộ ý nghĩa nhất
Những lời khấn chân thành sẽ là cầu nối tâm linh, giúp chúng ta xích lại gần hơn với tổ tiên. Để có được những lời khấn ý nghĩa nhất, bạn có thể tham khảo và điều chỉnh một số bài mẫu sau đây:
Văn khấn tảo mộ dùng tại nhà
Trước khi khấn tổ tiên, gia chủ cần sửa sang lại quần áo cho gọn gàng và nghiêm chỉnh. Sau đó đứng trước hương án bật đèn, thắng hương rồi khấn như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời cùng mười phương chư phật.
Con lạy gia tiên và họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
Con lạy bà cô ông mãnh.
Hôm nay là ngày… tháng… năm Giáp Thìn (nên nhớ ngày tháng âm)
Nay con giữ việc phụng thờ tên là… tuổi…, sinh tại xã… huyện… tỉnh… cùng toàn gia đình, xin cúi đầu trước gia tiên bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân cách cảm.
Kính dâng lễ bạc gồm trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng các loại vật phẩm nhân dịp lễ Tết Thanh Minh.
Kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên cùng cá kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ chứng dám và hưởng lễ.
Con xin thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà cô ông mãnh và ông và phù hộ độ trì cho gia đình con luôn luôn bình an, thịnh vượng ăn nên làm ra. Điều lành mang lại điều dữ mang đi giúp cho mọi việc của gia đình gặp nhiều may mắn.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
( Cúi lạy 3 lần).
Bài văn khấn tại gia bạn nên tham khảo
Mẫu văn khấn Tết Thanh Minh tại nghĩa trang
Không chỉ giới hạn làm nghi thức trong nhà, nghi thức khấn Tết Thanh Minh còn được thực hiện ở ngoài nghĩa trang vô cùng thiêng liêng. Theo đó, bài văn khấn như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy chín phương trời và mười phương chư phật, kính lạy hoàng thiên hậu thổ, các vị chư vị tôn thần cùng các ngài thần linh bản xứ cai quản khu vực này.
Nay là ngày… / tháng… / năm Giáp Thìn, con tên là… ngụ tại…
Vào ngày Tết Thanh Minh tín chủ con xin thành tâm sắm sửa lễ có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa và thắp nén hương thành kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của cụ tứ đại, tam đại và ông bà táng xứ này, nay muốn sửa sang và xây đắp lại. Vì vậy, chúng con xin kính cáo các bậc thần linh, thần tổ, long mạch và các chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con xin kính mời các vị chư hầu về đây chứng giám lòng thành và thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được siêu thoát. Xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khoẻ, ăn ra làm nên.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nội dung khấn ở nghĩa trang
Văn khấn tảo mộ tại phần mộ
Bên cạnh việc khấn Tết Thanh Minh tại gia và ngoài nghĩa trang, phần mộ cũng là nơi được lựa chọn thể con cháu thể hiện lòng thành kính của mình:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời.
Kính lạy các vị hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần cùng các ngài thần linh bản xứ cai quản khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm Giáp Thìn, con là… trú tại…
Nhân dịp Tết Thanh Minh, con xin thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu cùng hương hoa, rượu thơm thắp nén hương thành tâm kính dâng trước án, mời các chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của cụ tam đại, cha ông,... an táng tại xứ này, nay muốn sửa sang lại. Vì thế, con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước và chưa vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con xin kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành và thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho vong linh được an nhàn siêu thoát. Kính mong các vị phù hộ cho gia đình con luôn bình an, tám tiết hưởng an thái bình.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! ( vừa cúi vừa lạy).
Văn khấn Tết Thanh Minh tại phần mộ ý nghĩa nhất
Cần chuẩn bị những lễ vật gì cho ngày Tết Thanh Minh
Thông thường để buổi lễ được diễn ra trang trọng nhất, tương ứng với từng vị trí thực hiện nghi lễ sẽ chuẩn bị vật phẩm khác nhau, cụ thể:
- Cúng Tết Thanh Minh tại nhà: Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị các món mặn như xôi, gà luộc, giò, miến nấu, hoa tươi quả ngọt, vàng mã,... Ngoài ra, đối với những gia đình Phật tử sẽ chọn cúng cay. Bên cạnh đó, các gia chủ cũng nên dọn sạch sẽ nhà cửa, lau dọn bàn thờ.
- Lễ cúng Thanh Minh ngoài mộ: Thông thường các gia đình thự hiện nghi lễ này ở ngoài mộ sẽ dâng hương, chè, hoa quả, rượu hoặc nước trong cùng trầu cau, chân giò và tiền vàng. Đối với các tín đồ của Phật tử sẽ chuẩn bị xôi chè, oản, nước suối, gạo muối, bỏng và mật ong,... Nên nhớ rằng, cúng Thanh Minh ở ngoài mụ bạn hãy dọn sạch cỏ dại, cây hoang mọc um tùm trên mộ và đắp lại nấm mồ. Chỉ khi sạch sẽ rồi mới dâng lễ vật lên để cúng.
Lễ vật cần chuẩn bị theo phong tục cúng Tết Thanh Minh
Những điều kiêng kỵ trong ngày cúng Tết Thanh Minh bạn không được bỏ qua
Như vậy việc đọc văn khấn Tết Thanh Minh là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để thực hiện một cách thành kính, các gia chủ cần lưu tâm những vấn đề sau đây:
Giữ cho không gian yên tĩnh
Trong một bầu không gian yên tĩnh, các bạn có thể thực hiện nghi thức trọn vẹn và chu đáo. Từ việc thắp hương, dâng lễ tới đọc văn khấn Tết Thanh Minh đều diễn ra chậm rãi và trang trọng.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn không gian yên tĩnh cũng giúp chúng ta tìm lại sự cân bằng trong tâm hồn, dễ dàng mở lòng để giao tiếp cùng thế giới tâm linh. Đây cũng là cách để gia chủ thể hiện lòng biết ơn tới những người đã khuất.
Chọn ngày giờ đẹp để thực hiện thủ tục cúng Tết Thanh Minh
Đây được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong văn hoá tâm linh người Việt. Theo phong thuỷ, vào khung giờ tốt âm dương ngũ hành sẽ tương sinh và tránh được điều không may mắn.
Ngoài ra, việc chọn ngày giờ đẹp cũng thể hiện lòng thành kính với các bậc thần linh, mong cầu về sự phù hộ độ trì. Điều này cũng giúp gia chủ cảm thấy yên tâm hơn vào kết quả sau đó.
Nên chọn ngày giờ tốt để nghi lễ trang trọng
Tuyệt đối không được chụp ảnh
Theo quan niệm dân gian, việc chụp ảnh ở những nơi linh thiêng như nghĩa trang hay phần mộ cực kỳ thiếu tôn trọng với tổ tiên. Đồng thời, hành động này cũng có thể dẫn tới điều không may mắn, ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của người đang chụp.
Nói tục chửi bậy là điều kiêng kỵ
Nghĩa trang là một nơi linh thiêng, tưởng nhớ những người đã khuất. Như vậy hành động nói tục chửi bậy là cực kỳ thiếu tôn trọng. Trong phong thuỷ thì cười đùa, nói bật có thể làm tổn thương tâm lý của những người có mặt tại đó, đăc biệt là những người đã khuất.
Không nên ăn uống ngay tại mộ
Một số người quan niệm rằng, việc ăn uống tại mộ sẽ làm ô uế nơi linh thiêng này và dẫn tới điều không may mắn. Đồng thời, việc làm này sẽ tác động tới môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng mỹ quan xung quanh nghĩa trang.
Bên cạnh đó, mộ phần là nơi yên nghỉ của những người đã mất. Thế nên, nếu ăn uống tại đây được coi là hành vi thiếu tôn trọng và mất đi sự trang nghiêm của nơi thiêng liêng này.
Hành động ăn uống tại phần mộ là điều kiêng kỵ
Như vậy qua những lời văn khấn tết Thanh Minh sẽ giúp chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của tổ tiên ở bên cạnh mình. Theo đó, việc duy trì nghi lễ này không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình Việt mà còn giúp gìn giữ bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Ngoài ra để tìm hiểu thêm về các sản phẩm phong thuỷ phù hợp với không gian thờ cúng của gia đình, quý khách có thể ghé qua HADOSA chọn lựa vật phẩm ưng ý nhất.