-
- Tổng tiền thanh toán:
Cửu Tự Chân Ngôn Là Gì? Ý Nghĩa Trong Phong Thủy
Cửu tự chân ngôn là khái niệm quen thuộc với những ai quan tâm về Đạo giáo, đặc biệt là giáo phái Mật Tông. Bộ ấn thủ này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Hiện nay, chúng không chỉ được sử dụng trong khi tu tập Đạo giáo mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động khác trong cuộc sống. Chi tiết những điều thú vị và ít ai biết về điều này sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.
Nguồn gốc chi tiết của cửu tự chân ngôn là gì?
Khái niệm Hán Việt này dùng để chỉ một bộ ấn thủ thuộc phái Mật Tông. Trong mười đạo giáo lớn của đạo Phật, Mật Tông là một trong số đó. Đại Phật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na) là giáo chủ bí mật của giáo phái này và được thờ cúng rất kỹ lưỡng. Tên gọi khác của giáo phái Mật tông là Mật Giáo, Mật Thừa, Kim Cương Thừa hay Chân Ngôn Môn.
Đây là bộ ấn của giáo phái Mật Tông
Quay lại với khái niệm cửu tự chân ngôn tức là 9 chữ được xem là chân ngôn của giáo phái, còn có tên khác là cửu tự quyết. Cửu tự - 9 chữ này bao gồm: Lâm, Binh, Đẩu, Giả, Giai, Trận. Liệt, Tại Tiền. 9 chữ được bắt nguồn từ câu “ Lâm binh đẩu giả, giai trận liệt tiền hành" có trong Bạc Phác Tử Nội Thiên. Mỗi chữ hoá một ấn thủ đặc biệt của Mật Tông.
Bảo Phác Tử Nội Thiên do Cát Hồng thời Đông Tấn (284 - 364) biên soạn. Ý nghĩa của câu nói trên được dịch ra là “gặp việc khó khăn, cứ tiến về phía trước".
Ý nghĩa và nội dung của mỗi chữ trong bộ ấn thủ cửu tự
9 chữ trong cửu tự chân ngôn đều mang trong mình một ý nghĩa riêng, nhằm biểu trưng cho một ấn thủ của giáo phái.
Chữ Lâm - Độc Cổ ấn: Chữ này đại diện cho hình ảnh các ngón tay gập vào lòng bàn tay. Ngón tay đan xen, riêng ngón trỏ dựng thẳng. Ngón cái chạm vào đầu ngón trỏ. Trong Mật Tông quy định, chữ Lâm ứng với Độc Cổ ấn.
Chữ Binh - Đại Kim Cương Luân Ấn: Ấn này gắn liền với hình ảnh các ngón tay sẽ đan xen vào nhau. Hai ngón cái trên hai bàn tay sẽ khép lại. Ngón giữa có động tác cài kẹp ngón trỏ.
Chữ Đẩu - Ngoại Sư Tử ấn: Trong cửu tự chân ngôn hình ảnh của chữ Đẩu là hai tay làm động tác hợp chưởng. Đầu các ngón tay cái và phải sẽ chồng lên nhau. Ngón giữa móc ngón trỏ lại, ngón cái dựng thẳng. Ngón tay út và áp út tương hợp với nhau.
9 chữ trong cửu tự quyết tương ứng với 9 tạo hình của bàn tay
Chữ Giả - Nội Sư Tử ấn: Chữ Giả có tượng hình là hai ngón giữa của hai bàn tay giao nhau, cùng móc lấy hai ngón ở áp út. Ngón cái, ngón trỏ dựng thẳng. Hai đầu ngón út chạm nhau.
Chữ Giai - Ngoại Phược ấn: Ngoại Phược ấn là 10 ngón tay sẽ đan vào với nhau, đầu các ngón nhô ra bên ngoài. Những ngón tay của bàn tay phải sẽ đặt bên ngoài phía nơi giao nhau.
Chữ Trận - Nội Phược ấn: Bên cạnh Ngoại Phược ấn thì Nội Phược ấn là ấn thứ 6 của Mật Tông. Hình ảnh của chữ Trận được thể hiện rõ qua 10 ngón tay gập vào trong lòng bàn tay. Ngón tay trái kẹp vào ngón tay phải. Ngón cái của tay phải đặt trên ngón cái của bàn tay trái.
Chữ Liệt - Trí Quyền ấn: Trong cửu tự chân ngôn chữ Liệt tương ứng với số 7 thì ngón tay sẽ gập giống hình con số này. Ngón trỏ bên tay trái dựng thẳng, những ngón khác sẽ gập vào bàn tay, riêng ngón cái đặt bên ngoài.
Chữ Tại - Nhật Luân Ấn: Ấn thứ 8 tạo ra hình tròn với 10 ngón tay xoè quạt. Đầu ngón tay trỏ chạm vào ngón tay cái. Hướng của hai lòng bàn tay hướng ra ngoài.
Chữ Tiền - Ẩn Hình ấn: Chữ cuối cùng trong cửu tự sẽ là biểu tượng của Ẩn Hình ẩn. Hình ảnh bàn tay trái nắm nhẹ tạo thành quyền. Bàn tay phải thì ngón cái mọc nhẹ lên đốt ngón trỏ của tay trái.
Ứng dụng của bộ thủ ấn cửu tự quyết trong phong thủy
Xứng danh là bí quyết của Đạo giáo Mật Tông. Từ lâu, 9 thủ ấn này được người trong giáo tu tập hàng ngày. Trong cuộc sống hiện nay, cửu tự chân ngôn không chỉ bó buộc trong khuôn khổ của đạo Phật mà đã được ứng dụng và mở rộng ra trong nhiều hoạt động khác nhau.
Sản xuất trang sức tâm linh
Trang sức khắc cửu tự quyết
Nhẫn, vòng tay, mặt dây chuyền được chế tác từ các chất liệu cao cấp như bạc Thái, vàng hồng được thiết kế và kết hợp với 9 chữ trong cửu ấn chân ngôn đang rất được mọi người ưa chuộng hiện nay. Các vật phẩm trang sức này vừa mang đậm ý nghĩa về Phật giáo vừa là món trang sức đẹp mắt, hiện đại. Bản thân các Phật tử đều rất thích đeo các món trang sức này.
Chế tác những vật phẩm về phong thuỷ
Vật phẩm phong thủy kết hợp bộ ấn cửu tự
Các vật phẩm vong thuỷ có giá trị cao, trưng bày ở những khu vực quan trọng được chế tác từ đá quý, đá nguyên khối lớn. Trên các vật phẩm này đều khắc đủ 9 chữ của bộ ấn này, mang trọn ý nghĩa ““gặp việc khó khăn, cứ tiến về phía trước". Nhờ đó, công việc, cuộc sống của chủ nhân vật phẩm phong thuỷ luôn thuận lợi, hanh thông và thành công.
Lời kết
Cửu tự chân ngôn đã xuất hiện từ lâu nhưng các giá trị mà nó mang lại vẫn được truyền thụ và phát triển đến ngày nay. Mọi người quan tâm đến đạo Phật cũng như các vật phẩm phong thuỷ trang sức về đạo Phật nói chung và cửu tự quyết nói riêng được thiết kế hiện đại, tỉ mỉ, độc đáo thì truy cập ngay vào HADOSA để tìm hiểu và đặt mua dễ dàng nhé!